Phát hiện mới đáng chú ý ở phía tây lăng mộ Tào Tháo

Ở phía tây lăng mộ Tào Tháo, nhà chính trị, nhà quân sự nổi tiếng thời Đông Hán (25 - 220), các nhà khảo cổ Trung Quốc phát hiện các dấu tích có niên đại từ thời nhà Tống (960 -1279) cho đến thời nhà Nguyên (1279 - 1368).

Lăng mộ Tào Tháo được phát hiện năm 2008. Năm 2018, các nhà khảo cổ Trung Quốc kết luận hài cốt người đàn ông trong hầm mộ chính là Tào Tháo.

Lăng mộ Tào Tháo được phát hiện năm 2008. Năm 2018, các nhà khảo cổ Trung Quốc kết luận hài cốt người đàn ông trong hầm mộ chính là Tào Tháo.

Các nhà khảo cổ tin rằng, người Trung Hoa ở thời Bắc Tống có thể đã xây dựng công trình phục vụ việc canh giữ và bảo vệ khu lăng mộ Tào Tháo, tờ Thời báo Hoàn Cầu cho biết.

Theo kết quả được công bố trên trang web của Viện Di sản Văn hóa và Khảo cổ tỉnh Hà Nam, có rất nhiều di vật văn hóa đa dạng như đồ sứ và đồ gốm đã được khai quật ở phía tây lăng mộ Tào Tháo tại An Dương, tỉnh Hà Nam, miền trung Trung Quốc.

Mở rộng khai quật, các nhà khảo cổ phát hiện tàn tích của một công trình xây dựng và một con mương thoát nước với chiều dài khoảng 160 mét. Phần đất cong vênh được phát hiện dưới đáy mương và phần tích tụ phía trên có thể được chia thành ba lớp, chứa một số lượng lớn các mảnh sứ và các di vật khác. Điều này cho thấy con mương ban đầu được sử dụng làm rãnh thoát nước và dần dần bị lấp đầy bởi rác thải.

Một số lượng lớn các cổ vật đã được khai quật bên dưới con mương, bao gồm đồ sứ, đồ đồng và đồ gốm. Chúng chủ yếu là những vật dụng sử dụng hàng ngày như bát, đĩa.

Một lượng lớn tiền xu thời nhà Tống và đồ dùng phục vụ mục đích giải trí cũng được phát hiện, cho thấy rằng một số hoạt động giải trí công cộng đã được tổ chức ở đó. Các nhà nghiên cứu suy đoán, các cấu trúc và công trình xây dựng ở địa điểm này có thể không phải là nhà ở bình thường.

Sự khác biệt về hình dạng và kỹ năng chế tác của các di vật cho thấy chức năng của công trình đã thay đổi nhiều lần vào các triều đại nhà Tống, nhà Kim và nhà Nguyên.

Dựa trên các phát hiện mới, các nhà khảo cổ Trung Quốc cho rằng, tàn tích ở phía tây lăng mộ Tào Tháo có thể liên quan đến việc canh giữ và bảo vệ lăng mộ.

Công việc này diễn ra ở thời nhà Bắc Tống. Khi chính quyền nhà Tống rút lui về phía nam, nhà Kim và nhà Nguyên kiểm soát khu vực và chuyển đổi mục đích sử dụng công trình.

Các hiện vật được phát hiện ở khu khai quật có niên đạ từ thời nhà Tống cho đến thời nhà Nguyên.

Các hiện vật được phát hiện ở khu khai quật có niên đạ từ thời nhà Tống cho đến thời nhà Nguyên.

Tào Tháo là một trong những nhân vật lịch sử Trung Quốc được biết đến rộng rãi nhất. Lăng mộ Tào Tháo từng là bí ẩn trong hàng thế kỷ. 

Lăng mộ được phát hiện vào tháng 12/2008 khi các công nhân tại một lò nung gần đó đang đào bùn để làm gạch. Sau khi được công bố vào năm 2009, phát hiện đã gây chú ý trên toàn cầu.

Năm 2018, các nhà khảo cổ Trung Quốc kết luận hài cốt nam giới ngoài 60 tuổi trong lăng mộ này chính là Tào Tháo. Quá trình khai quật mộ Tào Tháo diễn ra từ trong giai đoạn năm 2016 - 2017.

Nguồn: [Link nguồn]

Sự thật Tào Tháo lấy oán báo ơn, giết cả nhà ân nhân

Tác phẩm Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung nhiều lần mô tả Tào Tháo là nhân vật gian hùng, độc ác đến mức giết cả người từng có ơn với mình để đạt được mục đích....

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Hoàng Anh - Hoàn Cầu ([Tên nguồn])
Tào Tháo Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN