Phát hiện hành tinh giống Trái đất chưa từng thấy

Các nhà khoa học gần đây phát hiện một hành tinh ngoài Hệ Mặt trời có các yếu tố cấu thành sự sống hoàn toàn tương tự như Trái đất.

Hình ảnh vũ trụ nhìn từ Trái đất.

Hình ảnh vũ trụ nhìn từ Trái đất.

Theo Sputnik, nhóm các nhà nghiên cứu người Đức và Mỹ đã phát hiện một hành tinh bên ngoài Hệ Mặt trời rất giống với Trái đất, được gọi là KOI-456.04.

Hành tinh này nằm cách Trái đất khoảng 3.000 năm ánh sáng, có kích thước bằng một nửa Trái đất, quay quanh một ngôi sao tỏa ra năng lượng giống như Mặt trời.

Điều đáng kinh ngạc là KOI-456.04 quay quanh ngôi sao trung tâm có đặc điểm tương tự như Mặt trời với khoảng cách tương đương khoảng cách giữa Trái đất và Mặt trời.

“KOI-456.04 nằm trong vùng phù hợp với sự sống, nghĩa là có điều kiện nhiệt độ phù hợp để nước lỏng tồn tại trên bề mặt”, các nhà nghiên cứu cho biết.

KOI-456.04 có điều kiện phù hợp với sự sống giống như Trái đất.

KOI-456.04 có điều kiện phù hợp với sự sống giống như Trái đất.

Ngôi sao trung tâm của KOI-456.04 được gọi là Kepler-160. Ngôi sao này có nhiệt độ bề mặt là 5.200 độ C, chỉ thấp hơn Mặt trời 300 độ và cũng tỏa ra bức xạ.

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, KOI-456.04 có thể nhận được khoảng 93% lượng ánh ánh sáng giống như con người trên Trái đất nhận được từ Mặt trời.

Nếu KOI-456.04 có bầu khí quyển trơ với hiệu ứng nhà kính giống như Trái đất thì nhiệt độ bề mặt của nó sẽ vào khoảng 5˚C, thấp hơn khoảng 10˚C so với nhiệt độ trung bình của Trái đất.

Các nhà khoa học hiện đang tiếp tục phân tích thêm các dữ liệu để chính thức xác nhận rằng KOI-456.04 là một hành tinh. “Chúng tôi ước tính có 85% khả năng KOI-456.04 là một hành tinh. Nhưng để chính thức xác nhận, tỉ lệ này phải đạt 99%”, nhóm nghiên cứu cho biết.

Nguồn: [Link nguồn]

Tách lõi thiên thạch ngoài hành tinh, phát hiện thứ “xưa nay chưa từng thấy”

Các nhà khoa học hàng đầu đã vô cùng sửng sốt sau khi phát hiện ra một khoáng vật chưa từng thấy từ trước đến nay...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - Sputnik ([Tên nguồn])
Khám phá vũ trụ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN