Pháp xẻ đôi hai tàu ngầm hạt nhân, ráp lại thành một tàu mới

Sự kiện: Vũ khí quân sự

Một tàu ngầm hạt nhân Pháp từng bị lửa thiêu rụi gây thiệt hại nặng hồi năm ngoái, may mắn được cứu khỏi cảnh bị rã làm phế liệu, bằng cách ráp với phần đầu của một tàu ngầm khác.

Tàu ngầm hạt nhân La Perle bị xẻ làm đôi.

Tàu ngầm hạt nhân La Perle bị xẻ làm đôi.

Vụ cháy kéo dài suốt 14 giờ tại một căn cứ hải quân hồi tháng 6.2020 khiến tàu ngầm hạt nhân La Perle bị hư hại nặng, theo Bộ Quốc phòng Pháp. Con tàu bị hư hỏng phần kết cấu bằng thép ở phần đầu, không còn khả năng phục hồi.

Nhưng nửa thân sau (dài 73 mét) của tàu ngầm hạt nhân có lượng giãn nước 2.600 tấn này vẫn còn nguyên vẹn. Rất may mắn khi đúng vào thời điểm này, tàu ngầm hạt nhân cùng loại mang tên Saphir, cũng đang chờ đến lượt rã phế liệu.

Giới chức Pháp nghĩ ra sáng kiến xẻ đôi hai tàu ngầm La Perle và Saphir, ráp lại thành một tàu ngầm tấn công hoàn toàn mới. Phương pháp này được đánh giá hoàn toàn khả thi, trong khi giúp hải quân Pháp giữ lại được một tàu.

Hồi tháng 2, các kỹ sư tại xưởng đóng tàu ở Cherbourg đã cắt đôi tàu ngầm hạt nhân La Perle. Đến tháng 3, tàu Saphir cũng được tách làm đôi, theo nguồn tin từ xưởng đóng tàu.

Tàu ngầm hạt nhân La Perle của hải quân Pháp.

Tàu ngầm hạt nhân La Perle của hải quân Pháp.

Đầu tháng này, phần thân sau của tàu La Perle và phần thân trước của tàu Saphir được ráp thử nghiệm một cách cẩn thận. Sau khi đã đảm bảo rằng hai phần thân tàu tương thích với nhau, các kỹ sư tại xưởng đóng tàu Cherbourg sẽ bắt đầu dùng các mối hàn để ghép chặt hai phần thân tàu.

Phát ngôn viên tập đoàn đóng tàu ngầm Pháp Naval Group, Klara Nadaradjane nói toàn bộ quá trình sửa chữa, ghép tàu ngầm sẽ hoàn thiện trong vài tháng tới.

Con tàu mới sẽ vẫn được gọi là La Perle, dài hơn 1,4 mét so với các tàu ngầm khác cùng loại vì các đường ống và dây nối được ráp lại với nhau thông qua một phần trung gian.

Phần thừa trên sẽ được ghép vào phòng ở của 70 thành viên thủy thủ đoàn, giúp mở rộng không gian sinh hoạt.

Theo đại diện Naval Group, đây là kết quả của 100.000 giờ nghiên cứu, 250.000 giờ lao động của 300 con người. Phát ngôn viên Nadaradjanenói tập đoàn đóng tàu không được tiết lộ chi phí cho dự án đầy tham vọng này.

La Perle được bàn giao cho hải quân Pháp năm 1993, là tàu cuối cùng trong 6 tàu ngầm hạt nhân lớp Rubis. Trong khi đó, tàu Saphir đã có 35 năm phục vụ, hết niên hạn sử dụng vào năm 2019.

Tàu ngầm hạt nhân Saphir bị loại biên năm 2019.

Tàu ngầm hạt nhân Saphir bị loại biên năm 2019.

Trong tương lai, các tàu lớp Rubis sẽ dần được Pháp thay thế bằng tàu ngầm hạt nhân Barracuda hiện đại hơn. Toàn bộ 6 chiếc Barracuda chỉ có thể gia nhập hạm đội vào năm 2030.

Đó là lý do hải quân Pháp vẫn cần đến tàu La Perle trong những năm tới, đảm bảo rằng Pháp luôn có 6 tàu ngầm tấn công hạt nhân trong cùng một thời điểm.

Trong tuyên bố gần đây, đại diện Naval Group nhấn mạnh dự án xẻ đôi hai tàu ngầm và ráp lại làm một tàu mới là điều chưa từng có trong lịch sử tập đoàn.

Trong quá khứ, hải quân Mỹ cũng từng làm điều tương tự với tàu ngầm hạt nhân USS San Francisco, lớp Los Angeles. Tàu được ráp với phần đầu của tàu USS Honolulu sau sự cố tai nạn nghiêm trọng vào năm 2005.

Con tàu sau đó tiếp tục hoạt động thêm 12 năm, cho đến khi bị loại khỏi hải quân Mỹ vào năm 2017.

Nguồn: [Link nguồn]

Uy lực tàu ngầm hạt nhân Nga phóng loạt 4 tên lửa có thể thổi bay cả một quốc gia

Tàu ngầm hạt nhân lớp Borei của Nga, Vladimir Monomakh, gần đây đã lần đầu tiên phóng loạt tên lửa đạn đạo liên lục...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - CNN ([Tên nguồn])
Vũ khí quân sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN