Pháp đang rơi vào tình thế xấu ở châu Phi vì chiến lược của ông Macron?

Cuộc đảo chính ở Niger có thể là sự khởi đầu cho việc Pháp đánh mất hoàn toàn ảnh hưởng ở châu Phi, theo báo Anh Telegraph.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron trong một cuộc gặp với ông Mohamed Bazoum, Tổng thống Niger lúc chưa bị lật đổ.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron trong một cuộc gặp với ông Mohamed Bazoum, Tổng thống Niger lúc chưa bị lật đổ.

Pháp đang đối mặt nguy cơ "bị xóa sổ khỏi châu Phi" vì những chính sách sai lầm của Tổng thống Emmanuel Macron với châu lục, các chính trị gia Pháp đưa ra cảnh báo.

Cuộc đảo chính ở Niger là bước lùi mới nhất giáng vào chiến lược của Pháp ở vùng Sahel - vùng cắt ngang châu Phi, bao gồm các vùng lãnh thổ thuộc Niger, Burkina Faso, Mali, Nigeria, Senegal, Sudan, Chad, Mauritiana và Eritrea. Niger là đồng minh chủ chốt của Pháp trong cuộc chiến chống chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan trong khu vực. Pháp có khoảng 1.500 quân hiện diện ở Niger.

Niger cũng đóng vai trò chiến lược trong kinh tế Pháp. Orano, công ty năng lượng hạt nhân Pháp, hiện đang khai thác khoảng 15% uranium ở Niger để sử dụng trong các lò phản ứng hạt nhân.

Jean-Herve Jezequel, chuyên gia am hiểu về vùng Sahel tại Nhóm Khủng hoảng Quốc tế, nói cuộc khủng hoảng ở Niger là dấu hiệu cho thấy “thời kỳ hiện diện quân sự mạnh mẽ của Pháp ở vùng Sahel đã qua”.

Gần đây, 3 thượng nghị sĩ Pháp, được 96 nghị sĩ từ nhiều đảng khác nhau hậu thuẫn, đã công khai chỉ trích các chính sách của ông Macron, đặt câu hỏi rằng "liệu Pháp có bị xóa sổ khỏi châu Phi hay không".

"Hôm nay là Niger, trước đó là Mali, Cộng hòa Trung Phi (CAR), Burkina Faso. Các quốc gia châu Phi đang dần từ chối Pháp, quân đội Pháp và doanh nghiệp Pháp", các thượng nghị sĩ viết trong bài xã luận đăng trên báo Le Figaro. "Làn sóng chống Pháp thậm chí còn có dấu hiệu lan sang các quốc gia vốn có quan hệ gần gũi với Pháp như Bờ Biển Ngà hay Senegal".

Ngoài ra, nước Pháp dưới thời ông Macron còn khiến Algeria và Morocco quay lưng, chưa kể là sự lạnh nhạt từ phía Tunisia.

"Đã đến lúc Pháp cần phải khởi động lại tầm nhìn ở châu Phi và đánh giá lại mối quan hệ với châu lục này", các nghị sĩ kêu gọi. "Châu Phi không còn thân thiện, thấu hiểu và ủng hộ sự hiện diện của Pháp như trước".

Đa số người dân Niger có quan điểm ủng hộ phe đảo chính, ủng hộ việc xóa bỏ ảnh hưởng của Pháp “Chúng tôi sẽ khiến Pháp phải rời đi. Cộng đồng Kinh tế Tây Phi (ECOWAS) cũng không hề tốt đẹp. Họ đang bị Pháp thao túng", một người biểu tình ở Niger nói.

Sau cuộc đảo chính ở Niger, ông Macron quay sang chỉ trích cơ quan tình báo Pháp DGSE. Ông Macron khiển trách lãnh đạo DGSE, Bernard Emie vì "không nhận ra dấu hiệu bất ổn ở Niger từ trước".

"DGSE rõ ràng có trách nhiệm trong vấn đề này. Khi cơ quan tình báo không nhận thấy dấu hiệu bất ổn xảy ra, thì có nghĩa đó là vấn đề", ông Macron được cho là đã nói như vậy với ông Emie.

Ông Emie cho rằng, DGSE đã cảnh báo về khả năng xảy ra đảo chính ở Niger trong năm nay, nhưng chính phủ đã phớt lờ. Theo tiết lộ của truyền thông Pháp, ông Macron không muốn gửi đặc nhiệm Pháp tới bảo vệ Tổng thống Niger Mohamed Bazou từ trước vì "lo ngại ảnh hưởng xấu".

Các chuyên gia cho rằng, ông Macron đang phải trả giá cho việc không thực sự quyết tâm duy trì ảnh hưởng của Pháp ở châu Phi, nhưng lại muốn duy trì sức mạnh quân sự ở khu vực bằng các binh sĩ đồn trú.

Antoine Glaser, một chuyên gia về châu Phi, nói trên tờ Telegraph: “Thật quá dễ dàng để đổ lỗi cho DGSE. Trên thực tế, toàn bộ chiến lược châu Phi của ông Macron đã thất bại".

“Ông Macron nói với thế hệ trẻ châu Phi rằng, Pháp không còn chi phối châu lục. Nhưng mỗi khi có một tình huống chính trị xuất hiện ở khu vực,Pháp tìm cách can thiệp", ông Glaser nói. "Pháp chỉ đang từ chối chấp nhận sự thật rằng ảnh hưởng của nước này ở châu Phi đang tuột dốc không phanh".

Theo các chuyên gia, ông Macron đang tiếp tục làm phức tạp thêm vấn đề khi ủng hộ khôi phục quyền lực cho Tổng thống Bazoum, kể cả khả năng sử dụng vũ lực.

Pháp hiện là quốc gia phương Tây hàng đầu ủng hộ giải pháp ECOWAS can thiệp quân sự vào Niger. Nhưng nếu không có cuộc can thiệp nào xảy ra và bất ổn ở Niger được giải quyết bằng giải pháp ngoại giao thì điều này sẽ càng gây tổn hại tới uy tín của Pháp.

Chuyên gia Glaser nói: "Hãy nhìn tình hình của Pháp ở châu Phi. Mọi thứ đều chuyển sang màu đỏ. Phiến quân Hồi giáo đã chiếm ưu thế ởkhắp nơi. Từ Mauritania cho đến Sudan, không có bóng dáng của người phương Tây nào ở đó, chưa nói đến người Pháp".

Nguồn: [Link nguồn]

Pháp tức giận vì hành động của Mỹ với chính quyền quân sự Niger?

Mỹ đưa ra quyết định phục vụ lợi ích riêng thay vì ủng hộ đồng minh trong cuộc khủng hoảng ở Niger, một nhà ngoại giao Pháp giấu tên nói trên tờ Le Figaro.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo MINH AN - Telegraph ([Tên nguồn])
Đảo chính ở Niger Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN