Mỹ lên tiếng việc phe đảo chính Niger sẽ truy tố Tổng thống Bazoum tội "phản quốc"

Mỹ ngày 14/8 bày tỏ sự thất vọng trước thông tin chính quyền quân sự Niger có kế hoạch truy tố Tổng thống bị lật đổ Mohamed Bazoum vì tội "phản quốc".

Các binh sĩ ECOWAS làm nhiệm vụ tại một quốc gia Tây Phi.

Các binh sĩ ECOWAS làm nhiệm vụ tại một quốc gia Tây Phi.

"Chúng tôi vô cùng thất vọng khi vấn đề Tổng thống Niger Bazoum bị giam giữ một cách bất công còn đi xa hơn", phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ, Vedant Patel nói với các phóng viên, theo hãng thông tấn Anadolu của Thổ Nhĩ Kỳ.

"Hành động này hoàn toàn không có cơ sở và phi lý. Điều này sẽ không góp phần giúp giải quyết cuộc khủng hoảng trong hòa bình", ông Patel trả lời câu hỏi của phóng viên.

Hôm 13/8, chính quyền quân sự Niger đưa ra tuyên bố trên kênh truyền hình quốc gia, khẳng định sẽ truy tố ông Bazoum tội "phản quốc" và "gây tổn hại an ninh quốc gia".

Bình luận về các tuyên bố gần đây của Cộng đồng Kinh tế Tây Phi (ECOWAS) liên quan đến vấn đề Niger, ông Patel nói: "ECOWAS đã nói rất rõ ràng và công khai rằng can thiệp quân sự nên là biện pháp cuối cùng. Đây là điều mà chúng tôi tán thành. Chúng tôi sẽ tiếp tục liên hệ chặt chẽ với ECOWAS, tìm kiếm một giải pháp ngoại giao chấm dứt khủng hoảng".

Trong khi đó, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Nigeria Bola Tinubu vào ngày 14/8, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết.

"Ông Blinken ca ngợi sự lãnh đạo của Tổng thống Tinubu trong Hội nghị thượng đỉnh bất thường lần thứ hai của ECOWAS về tình hình ở Cộng hòa Niger," tuyên bố cho biết.

Ông Blinken cũng mong muốn ECOWAS duy trì áp lực lên chính quyền quân sự Niger để "khôi phục trật tự hiến pháp và buộc chính quyền quân sự trả tự do cho ông Bazoum cùng gia đình".

Ông Tinubu, người đang đảm nhận chức vụ Chủ tịch ECOWAS, có chủ trương giải quyết cuộc khủng hoảng ở Niger bằng biện pháp quân sự. Quân đội Nigeria đã lên tiếng khẳng định lập trường trung thành với Tổng thống và sẵn sàng thực hiện các nhiệm vụ mà Tổng thống đề ra.

Hôm 26/7, một số tướng lĩnh Niger tuyên bố đảo chính, bắt giữ ông Bazoum ở dinh Tổng thống. Phe quân đội nêu lý do can thiệp là vì "tình hình an ninh xấu đi ở đất nước và chính phủ có năng lực quản trị kém".

Ông Bazoum là Tổng thống Niger đầu tiên được người dân bầu ra kể từ khi quốc gia trải qua cuộc chuyển giao quyền lực trong hòa bình vào năm 2021. Niger giành độc lập năm 1960 và các tướng lĩnh quân đội lãnh đạo quốc gia trong một thời gian dài.

Nguồn: [Link nguồn]

Quân đội Nigeria có động thái chuẩn bị can thiệp quân sự vào Niger

Trong số các quốc gia Tây Phi sẵn sàng can thiệp quân sự vào Niger, Nigeria là nước có ảnh hưởng lớn nhất, sở hữu lực lượng quân đội hùng hậu nhất.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - Anadolu ([Tên nguồn])
Đảo chính ở Niger Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN