Ông Trump làm điều những người soạn hiến pháp Mỹ chưa hề nghĩ đến?

Tổng thống Mỹ Donald Trump những ngày qua tiếp tục phủ nhận kết quả bầu cử, gây sức ép lên các quan chức bầu cử ở Michigan và Georgia và ngày càng có những lo ngại về việc ông Trump không chịu chuyển giao quyền lực.

Nhóm lập quốc là một nhóm gồm các cá nhân đã đứng lên thống nhất và lãnh đạo 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ trong cuộc Cách mạng Mỹ.

Nhóm lập quốc là một nhóm gồm các cá nhân đã đứng lên thống nhất và lãnh đạo 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ trong cuộc Cách mạng Mỹ.

Trong lịch sử nước Mỹ hơn 240 năm, nhóm lập quốc, bao gồm những khai quốc công thần tham gia soạn thảo Hiến pháp chưa từng tính đến khả năng một tổng thống không chấp nhận kết quả bầu cử, tiếp tục muốn nắm quyền nhiệm kỳ 2, các nhà sử học và giáo sư luật ở Mỹ nói trên tờ Washington Post.

“Không, nhóm lập quốc chưa từng nghĩ đến chuyện một tổng thống không chấp nhận từ bỏ quyền lực hay từng thảo luận về việc sẽ phải làm gì nếu tình huống đó xảy ra”, nhà sử học Mỹ Sean Wilentz nói. “Hiến pháp Mỹ không hề có quy định cụ thể”.

“Đó là vấn đề chưa từng ai nhắc đến cho đến mùa thu năm nay”, nhà sử học Jack Rakove, giáo sư Đại học Stanford, nói.

“Chúng ta đang ở giai đoạn chưa từng xảy ra trong lịch sử Mỹ. Chưa ai biết kết cục sẽ ra sao”, Jeffrey A. Engel, người sáng lập Trung tâm Lịch sử Tổng thống tại Đại học Southern Methodist, nói.

Engel đã tham vấn các chuyên gia, các nhà sử học am hiểu về lịch sử các đời tổng thống Mỹ, kể từ thời George Washington. “Họ đều nói rằng không hề có quy định nào trong vấn đề này”, Engel nói.

Hiến pháp Mỹ quy định nhiệm kỳ tổng thống sẽ kết thúc sau 4 năm. Từ năm 1933, thời gian bắt đầu và kết thúc nhiệm kỳ tổng thống được ấn định vào ngày 20.1.

Trong lịch sử Mỹ, có những tình huống khó xử xảy ra trong giai đoạn các tổng thống chuyển giao quyền lực. Năm 1989, vào sáng ngày tân tổng thống tuyên thệ nhậm chức, trong cuộc họp cuối cùng, Tổng thống Mỹ khi đó là Ronald Reagan nói: “Chà, tôi nghĩ đến đây là xong rồi”.

Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Ông Reagan sau đó đưa chiếc valy hạt nhân cho Colin Powell, người khi đó là cố vấn an ninh quốc gia. Ông Powell nói: “Thưa ngài Tổng thống, ngài vẫn phải giữ nó cho đến khi chính thức không còn là tổng thống nữa, nghĩa là đến buổi trưa”.

Một số ứng viên tổng thống còn chịu thua với kịch bản nghiệt ngã hơn ông Trump, Engel nói. Đó là Andrew Jackson năm 1824, Richard Nixon năm 1960 và Al Gore năm 2000. “Nhưng chưa ai từng kiên quyết không chấp nhận kết quả bầu cử, không có bất cứ dấu hiệu gì cho thấy sẽ chuyển giao quyền lực”, Engel nói thêm.

Đội ngũ tranh cử của ông Biden cho rằng, sau buổi trưa ngày 20.1, nếu ông Trump vẫn không rời Nhà Trắng, “các mật vụ có thể dùng vũ lực buộc ông Trump phải rời đi”.

“Nhưng không hề đơn giản như vậy. Hiến pháp không hề quy định và cũng không có bất cứ hướng dẫn cụ thể nào cho vấn đề này”, Wilentz nói. “Đó là chỉ là tuyên bố một chiều”.

Nhưng vì sao các khai quốc công thần của nước Mỹ chưa từng tính đến chuyện một tổng thống không chấp nhận chuyển giao quyền lực? Đó là vì ở thời điểm đó, họ còn chưa hiểu rõ ngọn ngành của vấn đề đó, Engel nói.

“Họ không thể lường trước rằng sau này sẽ có một tổng thống sẵn sàng thách thức tính hợp hiến của nền dân chủ Mỹ”, Engel giải thích.

Ông Trump làm điều những người soạn hiến pháp Mỹ chưa hề nghĩ đến? - 3Ông Trump làm điều những người soạn hiến pháp Mỹ chưa hề nghĩ đến? - 3

Nguồn: [Link nguồn]

Ông Trump kiện ở Pennsylvania: Thuận lợi trên truyền thông nhưng ”thảm họa” tại tòa

Khi đang dồn toàn lực tìm cách "cứu vãn" chiến dịch tái đắc cử của ông Trump, đội ngũ tranh cử của Tổng thống...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Đăng Nguyễn - Washington Post ([Tên nguồn])
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2020 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN