Nhà Trắng lên tiếng sau khi có thông tin Mỹ-Hàn bất nhất về khả năng tập trận hạt nhân

Sự kiện: Tin tức Mỹ

Lên tiếng sau khi có thông tin Mỹ-Hàn bất nhất về khả năng tập trận hạt nhân, Nhà Trắng khẳng định Mỹ và Hàn Quốc đang chuẩn bị một kế hoạch phản ứng "phối hợp hiệu quả” đối với hàng loạt các kịch bản, bao gồm khả năng Triều Tiên sử dụng vũ khí hạt nhân.

Lên tiếng sau khi có thông tin Mỹ-Hàn bất nhất về khả năng tập trận hạt nhân, Nhà Trắng hôm 3-1 khẳng định Mỹ và Hàn Quốc đang chuẩn bị một kế hoạch phản ứng "phối hợp hiệu quả” với Triều Tiên trong trường hợp nước này sử dụng vũ khí hạt nhân, hãng thông tấn Yonhap đưa tin.

Liên minh Mỹ-Hàn sẽ phối hợp đáp trả nếu Triều Tiên sử dụng vũ khí hạt nhân. Ảnh: REUTERS

Liên minh Mỹ-Hàn sẽ phối hợp đáp trả nếu Triều Tiên sử dụng vũ khí hạt nhân. Ảnh: REUTERS

Nhà Trắng giải thích lý do

Theo lời của người phát ngôn Nhà Trắng - bà Karine Jean-Pierre, sau cuộc gặp tại Campuchia vào tháng 11 năm ngoái, Tổng thống Mỹ Joe Biden và người đồng cấp Hàn Quốc Yoon Suk-yeol đều đã “ra lệnh cho đội ngũ an ninh của họ lên kế hoạch cho một phản ứng phối hợp hiệu quả đối với hàng loạt các kịch bản, bao gồm Triều Tiên sử dụng vũ khí hạt nhân".

Thông tin trên được đưa ra sau khi có những quan điểm trái ngược giữa hai đồng minh liên quan tới kế hoạch tập trận chung nhằm đối phó với mối đe dọa hạt nhân từ Triều Tiên.

Cụ thể, trong ngày 2-1, khi được hỏi về khả năng Washington và Seoul tập trận hạt nhân chung, ông Biden đã trả lời "không” một cách dứt khoát. Bình luận của ông Biden khác với phát biểu trước đó của ông Yoon khi ông nói với tờ Chosun Ilbo rằng Seoul "đang đàm phán với Mỹ về việc lập kế hoạch và tập trận chung liên quan hạt nhân để răn đe mở rộng hiệu quả".

Bà Jean-Pierre nói rằng các cuộc tập trận hạt nhân chung không phải là một lựa chọn bởi vì Hàn Quốc không sở hữu vũ khí hạt nhân, song nhấn mạnh Washington “giữ cam kết đầy đủ với liên minh và cung cấp răn đe mở rộng thông qua toàn bộ năng lực quốc phòng của Mỹ".

Người phát ngôn Bộ ngoại giao Mỹ - ông Ned Price trong buổi họp báo hôm 3-1 cũng nhắc lại cam kết trên đối với Hàn Quốc, đồng thời cho biết Washington "tiếp tục thảo luận với Seoul để cho thấy răn đe mở rộng có ý nghĩa và [Mỹ] có thể chứng minh bằng cả lời nói và hành động rằng cam kết của nước này đối với an ninh của hai đồng minh hiệp ước Hàn Quốc và Nhật là vững chắc”.

Trong khi đó, văn phòng Tổng thống Hàn Quốc ra tuyên bố nói rõ liên minh Mỹ-Hàn “đang đàm phán về chia sẻ thông tin, cùng lập kế hoạch và triển khai kế hoạch chung liên quan tới hoạt động của các tài sản hạt nhân Mỹ nhằm đối phó với vũ khí hạt nhân của Triều Tiên".

Thủ tướng Nhật có kế hoạch thăm Mỹ vào tuần sau?

Ở một diễn biến khác, hãng tin Reuters ngày 3-1 dẫn lời một nguồn tin thân cận cho hay Thủ tướng Nhật Fumio Kishida có kế hoạch công du tới Mỹ để gặp Tổng thống Biden vào ngày 13-1 tới. Đây là sự kiện đáng chú ý trong bối cảnh tình hình an ninh khu vực trở nên căng thẳng sau các vụ thử tên lửa gần đây của Triều Tiên cũng như nỗ lực tăng tốc “theo cấp số nhân” kho vũ khí hạt nhân của nước này.

Thủ tướng Nhật Fumio Kishida (trái) và Tổng thống Mỹ Joe Biden. Ảnh: Jonathan Ernst/REUTERS

Thủ tướng Nhật Fumio Kishida (trái) và Tổng thống Mỹ Joe Biden. Ảnh: Jonathan Ernst/REUTERS

Một số nguồn tin trong chính phủ Nhật tiết lộ ông Kishida có kế hoạch thảo luận với ông Biden về chính sách an ninh mới của Tokyo mà nước này công bố hồi cuối năm ngoái.

Nhà Trắng từ chối bình luận về chuyến thăm trên trong khi Đại sứ quán Nhật tại Mỹ cũng từ chối cung cấp thông tin về thời gian của chuyến công du.

Bình luận về chuyến thăm dự kiến của Thủ tướng Nhật tới Washington, ông Christopher Johnstone - lãnh đạo phụ trách chương trình nghiên cứu Nhật thuộc Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS, Mỹ) cho biết chuyến công du sẽ giúp củng cố vị thế của Tokyo với tư cách là đồng minh quan trọng nhất của Mỹ ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Theo ông Johnstone, ông Kishida có thể sẽ tìm kiếm sự ủng hộ của Tổng thống Biden đối với các chiến lược quốc phòng và an ninh quốc gia mới của Nhật, đặc biệt là sự ủng hộ đối với việc sở hữu năng lực phản công.

Ngoài ra, chuyên gia Johnstone cho biết hai nhà lãnh đạo rất có thể sẽ tập trung vào vấn đề an ninh kinh tế, bao gồm hợp tác hạn chế xuất khẩu đối với các công nghệ nhạy cảm như chất bán dẫn.

Nguồn: [Link nguồn]

Ông Biden tuyên bố trái ngược với Tổng thống Hàn Quốc về tập trận hạt nhân răn đe Triều Tiên

Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol nói Seoul và Washington lên kế hoạch tổ chức tập trận hạt nhân chung, sử dụng vũ khí hạt nhân của Mỹ. Nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đưa...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo VĨNH KHANG ([Tên nguồn])
Tin tức Mỹ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN