Nhà nghiên cứu “cố thủ” trong lãnh sự quán Trung Quốc hầu tòa

Sự kiện: Tin tức Trung Quốc

Đường Quyên (Juan Tang) - nhà nghiên cứu Trung Quốc có liên quan tới quân đội nước này lần đầu tiên xuất hiện tại tòa thông qua video hôm 27-7.

Đường Quyên trong bộ quân phục của quân đội Trung Quốc. Ảnh: Tòa án Mỹ

Đường Quyên trong bộ quân phục của quân đội Trung Quốc. Ảnh: Tòa án Mỹ

Đường Quyên, 37 tuổi, là thành viên của "mạng lưới" cố ý che giấu quan hệ với lực lượng quân đội Trung Quốc khi xin thị thực Mỹ. Nhà nghiên cứu này đã trốn lệnh bắt vì gian lận thị thực bằng cách ẩn náu trong lãnh sự quán Trung Quốc ở TP San Francisco.

Bộ Tư pháp Mỹ cho biết Đường Quyên không có quyền miễn trừ ngoại giao vì cô không được tuyên bố là quan chức ngoại giao, bị tạm giam vào tối 23-7. Trong khi luật sư của cô chuẩn bị một cuộc tranh luận để thân chủ được tại ngoại, thẩm phán Deborah Barnes không đồng tình vì nghi ngờ khả năng nhà nghiên cứu họ Đường bỏ trốn.

Các công tố viên cho biết Đường Quyên đã che giấu vai trò trong quân đội khi nộp đơn xin thị thực hồi tháng 10 năm ngoái để tới làm việc tại đại học California và tiếp tục khai gian với FBI vài tháng sau.

Các đặc vụ Mỹ đã tìm thấy những bức ảnh Đường Quyên mặc quân phục của lực lượng Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) cũng như xem xét nhiều bài báo từ Trung Quốc xác nhận liên hệ của cô với quân đội nước này. Họ phát hiện cô từng làm nghiên cứu viên trong Đại học Y Không quân Trung Quốc.

Đường Quyên bị buộc tội gian lận thị thực vào ngày 26-6. Cùng ngày, Cục điều tra liên bang Mỹ (FBI) đã thẩm vấn nhà khoa học này và ngay sau đó, Đường Quyên chạy đến Tổng lãnh sự quán Trung Quốc ở TP San Francisco.

Lãnh sự quán Trung Quốc tại San Francisco sửa chữa sau vụ hỏa hoạn hồi tháng 10-2017. Ảnh: China News

Lãnh sự quán Trung Quốc tại San Francisco sửa chữa sau vụ hỏa hoạn hồi tháng 10-2017. Ảnh: China News

Hồi tuần trước, Bộ Tư pháp Mỹ đã truy tố Đường Quyên và 3 nhà khoa học Trung Quốc khác vì khai gian vai trò trong quân đội nhằm xin thị thực tới Mỹ dễ dàng hơn. Bộ này nói thêm khai gian thị thực là một phần trong kế hoạch được chính phủ Trung Quốc "hậu thuẫn" nhằm đánh cắp nghiên cứu và sáng kiến của các trường đại học Mỹ.

Các công tố viên Mỹ gần đây cũng phản đối đề nghị bảo lãnh tại ngoại cho một nhà nghiên cứu Trung Quốc khác là Tống Sâm, cũng bị giới chức Mỹ bắt vì gian lận thị thực. Tống là một nhà nghiên cứu chuyên khoa thần kinh làm việc ở trường ĐH Stanford.

Hồ sơ Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) trình lên tòa án tại San Francisco ngày 20-7 cũng đề cập tới 2 nhà nghiên cứu Trung Quốc khác làm việc ở ĐH California và ĐH Duke bị truy tố gần đây. FBI nhiều năm nay luôn cảnh báo các trường đại học Mỹ về nguy cơ bị các nhà nghiên cứu người nước ngoài đánh cắp sở hữu trí tuệ.

Các vụ bắt giữ các nhà khoa học Trung Quốc xảy ra giữa lúc Mỹ ra lệnh đóng cửa lãnh sự quán Trung Quốc ở TP Houston với cáo buộc tham gia vào hoạt động gián điệp thương mại và gián điệp quốc phòng. Nhằm trả đũa quyết định của Mỹ, Trung Quốc cũng đã ra lệnh đóng cửa lãnh sự quán Mỹ tại Thành Đô.

Nguồn: [Link nguồn]

Cuộc đột nhập bí ẩn của Mỹ vào tổng lãnh sự quán Trung Quốc

Việc trục xuất các nhà ngoại giao, đóng cửa hoặc xông vào lãnh sự quán của một nước hiếm khi xảy ra trong thời bình....

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo H.Bình (Theo AP) ([Tên nguồn])
Tin tức Trung Quốc Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN