Nguy cơ SARS-CoV-2 biến đổi gây khó cho vaccine

Một chủng SARS-CoV-2 ở Ấn Độ chứa đột biến có thể gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát triển vaccine trên phạm vi toàn cầu, theo các nhà nghiên cứu Úc và Đài Loan.

Theo SCMP, nghiên cứu mới của các nhà khoa học phát hiện chủng SARS-CoV-2 có sự thay đổi ở protein gai. Đây là protein giúp virus kết nối với thụ thể ACE2 của tế bào người, từ đó xâm nhập vào tế bào.

Các nhà khoa học nắm rõ cơ chế hoạt động của SARS-CoV- nên tập trung phát triển vaccine theo hướng ngăn protein gai của virus kết nối được với tế bào người.

Nhưng việc protein gai có sự thay đổi về cấu trúc có thể khiến vaccine trở nên vô dụng.

Nghiên cứu mới do nhà khoa học Wei-Lung Wang đến từ Đại học Quốc gia Changhua ở Đài Loan dẫn đầu và có các cộng sự tại Đại học Murdoch ở Úc.

Đây là nghiên cứu đầu tiên đề cập đến khả năng SARS-CoV-2 biến đổi, đe dọa đến hoạt động phát triển vaccine. “Điểm mấu chốt của nghiên cứu là việc virus có khả năng biến đổi để ngăn kháng thể vô hiệu hóa protein gai. Sự biến đổi này có thể xảy ra vào bất cứ lúc nào, khiến vaccine trở nên vô dụng”, nghiên cứu công bố trên trang biorxiv.org.

Chỉ một thay đổi nhỏ ở protein gai cũng có thể giúp SARS-CoV-2 miễn nhiễm với vaccine.

Chỉ một thay đổi nhỏ ở protein gai cũng có thể giúp SARS-CoV-2 miễn nhiễm với vaccine.

Bệnh nhân nhiễm chủng SARS-CoV-2 chứa đột biến là một sinh viên y khoa trở về Ấn Độ từ Vũ Hán. Nhưng các nhà nghiên cứu phát hiện virus có sự tương đồng với các biến chủng khác của SARS-CoV-2 ở nhiều quốc gia khác.

Ấn Độ bắt đầu ghi nhận số ca nhiễm Covid-19 tăng mạnh từ cuối tháng 3 và đến nay đã có hơn 10.000 ca nhiễm

Nhóm nghiên cứu phát hiện đột biến xảy ra trong miền liên kết với thụ thể protein (RBD). Mô phỏng trên máy tính phát hiện virus có khả năng loại bỏ một liên kết hydro ở protein gai mà không làm mất đi khả năng liên kết với thụ thể ACE2 ở người.

Một nhà nghiên cứu thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc tại Bắc Kinh, nói rằng nhóm của ông đang theo dõi chặt chẽ sự biến đổi của SARS-CoV-2 ở Ấn Độ.

Nhóm nghiên cứu cho rằng cần tìm hiểu thêm cơ chế đằng sau sự biến đổi của SARS-CoV-2 tìm thấy ở Ấn Độ.

Các nhà khoa học trên thế giới hiện đang hết sức đau đầu vì dù lây lan tới 1,5 triệu người, cấu trúc gene của SARS-CoV-2 vẫn khá ổn định.

Một số nhà khoa học cho rằng virus có thể đã âm thầm lây lan trong cơ thể người từ lâu nên hình thành cấu trúc di truyền ổn định, không cần biến đổi khi lây lan qua nhiều châu lục.

Nhưng các nhà khoa học luôn lo ngại về một chủng SARS-CoV-2 mới có khả năng kháng vaccine. Trung Quốc hiện đang phát triển 5 loại vaccine đồng thời nhưng “không thể chắc loại nào sẽ có tác dụng hay không”, các nhà nghiên cứu cho biết.

Bộ Y tế khuyến cáo về việc cách ly, theo dõi sức khỏe trong phòng chống Covid-19:

- Đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Phải cách ly ngay tại cơ sở y tế trong vòng 14 ngày, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.

- Đối với người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú, cư trú trong vòng 14 ngày và thông báo với chính quyền cơ sở (phường, xã, thị trấn) và phải theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe. Nếu thấy có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở thì lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.

- Thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi.

- Rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác.

- Chia sẻ lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế.

- Gọi ngay đến đường dây nóng thông báo thông tin: 1900322819009095.

Nguồn: [Link nguồn]

Nghiên cứu mới: Cách SARS-CoV-2 lan tỏa từ cơn ho trong môi trường khép kín

Dựa trên phát hiện mới, các nhà nghiên cứu Phần Lan khuyến cáo mọi người nên tránh những nơi khép kín, tập trung đông...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - SCMP ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN