Người gốc Ma Rốc từng tham gia đánh chiếm, cai trị Bồ Đào Nha hơn 700 năm như thế nào?

Ít người biết rằng, Ma Rốc (Morocco) và Bồ Đào Nha là hai quốc gia có duyên nợ trong lịch sử, từng bị kéo vào những cuộc chiến tranh đẫm máu.

Các cầu thủ Ma Rốc đã đi vào lịch sử đưa đội tuyển lọt vào bán kết World Cup.

Các cầu thủ Ma Rốc đã đi vào lịch sử đưa đội tuyển lọt vào bán kết World Cup.

Tại World Cup 2022, đội tuyển Ma Rốc đã làm nên điều thần kỳ khi đánh bại Bồ Đào Nha để lọt vào bán kết, trở thành đội tuyển Ả Rập cũng như là đại diện đầu tiên của châu Phi làm được điều này trong lịch sử. Trận đấu mặc dù không có nhiều bàn thắng (không tính loạt sút luân lưu) nhưng rất kịch tính.

Ít người biết rằng bên ngoài sân cỏ, quan hệ giữa Ma Rốc và Bồ Đào Nha cũng có những giai đoạn đầy kịch tính, sóng gió, và có những chương đau đớn cho cả hai bên.

Nhân sự kiện này, báo Ả Rập Middle East Eye điểm lại một số sự kiện lịch sử trong mối quan hệ giữa hai nước.

Cuộc chinh phạt Bồ Đào Nha của đế chế Hồi giáo

Năm 711, Tariq ibn Ziyad, tư lệnh người Berber (người gốc Ma Rốc) đã huy động 7.000 quân vượt eo biển Gibraltar, mở đầu cuộc xâm lược bán đảo Iberia (nay là Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha) của đoàn quân Ả Rập.

Trước đó, Ziyad đã cải sang đạo Hồi, cam kết trung thành và quy phục đế chế chế Hồi giáo Umayyad có nguồn gốc từ Mecca, Ả Rập Saudi. Nói cách khác, Ma Rốc thời bấy giờ là một phần của đế chế Hồi giáo Umayyad.

Sau đợt tiến công đầu tiên của Ziyad, người Hồi giáo huy động 18.000 quân chủ lực tiến vào bán đảo Iberia và đánh chiếm các vùng lãnh thổ châu Âu.

Đến năm 718, không chỉ Tây Ban Nha mà hầu hết lãnh thổ Bồ Đào Nha đều thuộc quyền kiểm soát của quân Hồi giáo. Người Hồi giáo gọi vùng đất này là al-Gharb.

Giữa thế kỷ 11, khi sự thống trị của nhà Umayyad đối với bán đảo Iberia suy giảm, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha bị chia tách thành nhiều công quốc Hồi giáo độc lập.

Đây là giai đoạn mà lần lượt các công quốc Hồi giáo có thủ đô ở Ma Rốc như Almoravids, Almohads và Amazigh nắm quyền kiểm soát bán đảo Iberia, bao gồm Bồ Đào Nha.

Nhưng các công quốc này dần dần không chống đỡ được đà tiến công của người Công giáo đến từ châu Âu. Vương quốc Bồ Đào Nha thân châu Âu xuất hiện sau cuộc chiến thành Lisbon năm 1147 và chính thức độc lập vào năm 1249.

Một nữ cổ động viên Ma Rốc.

Một nữ cổ động viên Ma Rốc.

Đến năm 1496, 4 năm sau khi Granada thất thủ (thành phố của Tây Ban Nha), vương quốc Bồ Đào Nha theo bước TBN, buộc người Hồi giáo phải cải sang Công giáo hoặc bị trục xuất.

Nhiều người Hồi giáo đã di cư sang sống ở Ma Rốc và các khu vực khác ở Bắc Phi.

Hơn 700 năm người Hồi giáo có nguồn gốc từ Ả Rập và Bắc Phi (Ma Rốc) hiện diện ở Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha đã để lại những dấu ấn rõ rết về văn hóa, từ thơ ca đến những ống khói hình ngọn tháp hay 19.000 từ và cách diễn đạt bằng tiếng Bồ Đào Nha có nguồn gốc Ả Rập.

Năm 2008, nhà văn người Bồ Đào Nha Adalberto Alves đã được trao giải Unesco-Sharjah về Văn hóa Ả Rập vì đã ghi lại những ảnh hưởng này.

Bồ Đào Nha kiểm soát Ma Rốc

Vương quốc Bồ Đào Nha bắt đầu mở chiến dịch chiếm đóng Ma Rốc kể từ năm 1415, khởi đầu là thành phố cảng Ceuta, lan sang nhiều khu vực khác và kéo dài trong hơn 350 năm.

Nguồn gốc của cuộc chinh phạt xuất phát từ việc các vị vua Bồ Đào Nha từ năm 1341 đến năm 1377 đã nhận được 5 sắc lệnh liên tiếp của Giáo hoàng cho phép tiến hành các cuộc thập tự chinh chống lại người Hồi giáo ở Bắc Phi.

Đến năm 1520, người Bồ Đào Nha đã kiểm soát một khu vực đáng kể ở vùng bờ biển Ma Rốc, gồm Ceuta, Tangier, Asilah, Essaouira, Agadir, Azemmour and Ksar es-Seghir. 

Ma Rốc, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha từng có các cuộc đụng độ quân sự trong lịch sử.

Ma Rốc, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha từng có các cuộc đụng độ quân sự trong lịch sử.

Vua Afonso V của Bồ Đào Nha là người đã giành được nhiều thắng lợi nhất trong giai đoạn này. Người châu Âu sau đó xây dựng nhiều căn cứ ở các thành phố ven biển của Ma Rốc, tạo ra những ảnh hưởng đáng kể về đời sống và văn hóa.

Ví dụ như thành phố El Jadida của Ma Rốc, cách Casablanca 90km về phía tây nam, được coi là Di sản Thế giới UNESCO vào năm 2004 vì là “một ví dụ nổi bật về sự trao đổi văn hóa giữa châu Âu và Ma Rốc, phản ánh rõ trong kiến trúc, công nghệ và quy hoạch”.

Ma Rốc phản kháng

Giữa thế kỷ 16, Ma Rốc rơi vào cuộc nội chiến tranh giành quyền lực, giữa một phe thân Bồ Đào Nha và phe còn lại chủ chương loại bỏ ảnh hưởng của thế lực bên ngoài.

Mohammed al-Shaykh, người sau này lập ra triều đại nhà Saadian, đã dẫn đầu cuộc kháng chiến đẩy lùi người Bồ Đào Nha.

Trong trận Ksar el-Kebir năm 1578, có 3 vị vua tử trận, gồm vua Bồ Đào Nha Sebastian I, vua Ma Rốc thân châu Âu Mohammed II và vua Ma Rốc dẫn đầu phe kháng chiến Abd al-Malik - con trai của Mohammed al-Shaykh (người đã qua đời trước đó do bị ám sát).

Nhận được yêu cầu cứu viện từ Mohammed II, vua vua Bồ Đào Nha Sebastian I đã quá tự tin khi đích thân dẫn theo 20.000 quân vượt eo biển. Ở  phía bên kia chiến tuyến, vua Abd al-Malik huy động khoảng 50.000 quân. 

Trận chiến này là một trong những thất bại lớn nhất trong lịch sử của Bồ Đào Nha, chấm dứt hoàn toàn sự cai trị đối với Ma Rốc.

Vua Bồ Đào Nha Sebastian I qua đời mà không có con trai nối dõi, tạo nên một cuộc khủng hoảng nội bộ. Vương quốc Bồ Đào Nha sau đó thất thủ và tạm thời trở thành một phần của Tây Ban Nha.

Kể từ đó, người Ma Rốc tiếp tục đấu tranh chống thực dân Tây Ban Nha. Ma Rốc ngày nay không có tranh chấp chủ quyền với Bồ Đào Nha. Hai nước đã duy trì mối quan hệ hữu hảo trong 250 năm qua, theo Middle East Eye.

Nguồn: [Link nguồn]

Morocco ở châu Phi, vì sao cầu thủ và cổ động viên phần nhiều trông như người Châu Âu?

Nếu không biết về Morocco, nhiều người có thể nhầm rằng họ đang xem một đội tuyển châu Âu thi đấu.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - Middle East Eye ([Tên nguồn])
World Cup 2026 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN