Ngoại trưởng Mỹ Pompeo "giáng đòn" cuối cùng vào Trung Quốc

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo ngày 19.1 công kích Trung Quốc vì cách nước này đối xử với người Duy Ngô Nhĩ ở khu tự trị Tân Cương.

Lối vào một khu trại giáo dục người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương.

Lối vào một khu trại giáo dục người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương.

Theo SCMP, đây được coi đòn cuối cùng Ngoại trưởng Mỹ nhắm đến Trung Quốc, trước khi tân Tổng thống Mỹ Joe Biden nhậm chức vào ngày 20.1.

Các cáo buộc của ông Pompeo bao gồm Trung Quốc giam giữ tùy tiện hơn 1 triệu người Duy Ngô Nhĩ, người Kazakhstan, người Kyrgyzstan và các nhóm dân tộc thiểu số khác ở vùng Tân Cương và ép buộc những người này lao động khổ sai.

“Kể từ tháng 3.2017, chính quyền địa phương ở Trung Quốc đã leo thang chiến dịch đàn áp người Duy Ngô Nhĩ và các cộng đồng người thiểu số khác”, ông Pompeo nói. “Họ bị hạn chế đi lại, bị phân biệt đối xử, không được đi học, bị từ chối các quyền cơ bản nhất”.

Ông Pompeo sẽ không còn là Ngoại trưởng Mỹ sau khi ông Biden tuyên thệ nhậm chức.

Ông Pompeo sẽ không còn là Ngoại trưởng Mỹ sau khi ông Biden tuyên thệ nhậm chức.

Vấn đề Trung Quốc đối xử với người Duy Ngô Nhĩ là điều hiếm hoi mà chính quyền ông Trump và chính quyền Tổng thống đắc cử Joe Biden có cùng chung quan điểm.

Antony Blinken, người được ông Biden đề cử vào vị trí Ngoại trưởng, nói với Ủy ban Đối ngoại Thượng viện vào ngày 19.1 rằng ông tin rằng Trung Quốc đã phạm tội ác với người Duy Ngô Nhĩ. “Tôi hoàn toàn đồng ý về vấn đề này”, ông Blinken nói.

Theo ông Blinken, trong 30 ngày đầu tiên nắm quyền, ông sẽ “xem xét không cho phép nhập khẩu các sản phẩm do lực lượng lao động bị cưỡng bức ở Tân Cương làm ra".

Tuần trước, Ken Cuccinelli, quyền Bộ trưởng An ninh Nội địa Mỹ, đã ra lệnh cấm nhập khẩu một số sản phẩm từ Tân Cương, dù là được xuất sang Mỹ từ nước thứ ba.

Hạ viện Mỹ đã đề xuất dự luật mạnh hơn, cấm nhập khẩu toàn bộ các sản phẩm từ Tân Cương trừ khi chứng minh được rằng sản phẩm không do người Duy Ngô Nhĩ bị ép làm ra. Dự luật sẽ có cơ hội được thông qua khi phe Dân chủ chính thức kiểm soát Thượng viện vào ngày ông Biden nhậm chức.

Trung Quốc đã nhiều lần phủ nhận sự tồn tại của các trại tập trung ép người lao động khổ sai ở Tân Cương. Bắc Kinh nói các biện pháp giáo dục ở Tân Cương là nhằm mục đích chống khủng bố.

Một quan chức của Đại sứ quán Trung Quốc tại Washington nói vấn đề lao động ép buộc ở Tân Cương là "lời nói dối chính trị do một số chính trị gia Mỹ nghĩ ra và hoàn toàn vô căn cứ. Bắc Kinh cho rằng các trại tập trung ở Tân Cương là những "trung tâm đào tạo nghề", phủ nhận các cáo buộc đã đàn áp các nhóm dân tộc thiểu số theo đạo Hồi.

Nguồn: [Link nguồn]

Ngoại trưởng Mỹ tuyên bố ”sốc” về quan hệ với Đài Loan, TQ phản ứng ra sao?

Trung Quốc nên kiềm chế không đáp trả những động thái phản ứng cuối cùng của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump,...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Đăng Nguyễn - SCMP ([Tên nguồn])
Quan hệ Mỹ - Trung Quốc Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN