Ngắm vòm cầu giống ở HN nhưng không bị bịt tại Paris

Tuyến đường sắt này từng bị đề nghị phá bỏ nhưng không được sự đồng thuận của dân Pháp nên chuyển công năng thành địa điểm bán hàng độc đáo.

Ngắm vòm cầu giống ở HN nhưng không bị bịt tại Paris - 1

Phố Gầm Cầu ở Hà Nội.

UBND TP.Hà Nội vừa yêu cầu quận Hoàn Kiếm phối hợp với các đơn vị liên quan nghiên cứu đục thông 127 ô vòm gầm cầu đường sắt trên phố Gầm Cầu, Phùng Hưng, (phường Đồng Xuân - Hoàn Kiếm) để cải tạo thành các không gian văn hóa. 

Ngắm vòm cầu giống ở HN nhưng không bị bịt tại Paris - 2

Một góc cầu cạn Bastille.

Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Đức Chung trong cuộc tiếp xúc cử tri quận Hoàn Kiếm ngày 20.6 vừa qua khẳng định sẽ chỉ đạo cải tạo các vòm cầu này thành không gian văn hóa công cộng như phố sách, quán cà phê sách, khu vực phục vụ các hoạt động nghệ thuật, hội họa…

Ngắm vòm cầu giống ở HN nhưng không bị bịt tại Paris - 3

Các mái vòm được tận dụng làm nơi buôn bán.

Hơn 100 vòm cầu này cũng đồng thời là trụ đỡ, kết cấu của đường sắt của tuyến tàu di chuyển từ ga Hà Nội - ga Đầu Cầu (Ga Long Biên), thuộc tuyến đường sắt quốc gia. Một số chuyên gia cho biết, các vòm cầu này được làm từ thời Pháp khi hình thành tuyến đường sắt nói trên, sau đó vì liên quan đến vấn đề vệ sinh môi trường, an ninh trật tự nên các vòm cầu được Hà Nội cho xây bịt lại.

Ngắm vòm cầu giống ở HN nhưng không bị bịt tại Paris - 4

Mỗi mái vòm là một cửa hàng.

Tại thủ đô Paris của Pháp, tuyến đường Viaduc des Arts nằm ở đại lộ Daumesnil 1-129 được xem là “phố gầm cầu phiên bản Paris”. Công trình này có tên ban đầu là cầu cạn Bastille và có đường ray mà xe lửa tuyến Paris-Bastille-Vincennes thường xuyên sử dụng.

Ngắm vòm cầu giống ở HN nhưng không bị bịt tại Paris - 5

Một quán cafe ở dưới cầu cạn.

Năm 1988, công trình cầu cạn Bastille được kiến trúc sư Patrick Berger thiết kế lại và hiện nay, nó được dùng làm nơi buôn bán. Nơi đây tập trung nhiều nhà hàng, quán cafe và không gian văn hóa thu hút đông đảo khách tới tham quan, thưởng thức nghệ thuật.

Ngắm vòm cầu giống ở HN nhưng không bị bịt tại Paris - 6

Phố "vòm cầu" nhìn từ xa.

Cầu cạn Bastille dài 1,5 km với 64 vòm cầu. Tuyến đường sắt xe lửa chạy bên trên được vận hành từ năm 1869 và tới năm 1969 thì dừng hoàn toàn. Năm 1979, nhiều ý kiến đưa ra quanh việc xử lý cầu cạn Bastille đã quá cũ kĩ. Trong số này, nhiều chuyên gia đề nghị đập cầu cạn để xây một tòa nhà mới.

Ngắm vòm cầu giống ở HN nhưng không bị bịt tại Paris - 7

Một cửa hiệu về đêm.

Phương án khác là chuyển cầu cạn thành một địa điểm buôn bán độc đáo và tận dụng vòm cầu vốn rất rộng rãi. Ý kiến này được đông đảo người dân và quan chức ủng hộ. Sau khi tu sửa toàn bộ năm 1988, công trình này biến thành địa điểm hấp dẫn của người Paris.

Ngắm vòm cầu giống ở HN nhưng không bị bịt tại Paris - 8

Không gian rộng rãi của một cửa hàng dưới vòm cầu.

Mỗi gian hàng cho thuê có diện tích từ 160-450 m2, trưng bày nhiều sản phẩm văn hóa thú vị.

Báo nước ngoài viết về cô gái Tây rít thuốc lào ngã ra đất

Đoạn clip nhanh chóng chia sẻ trên mạng xã hội Facebook khi một khách du lịch Tây rít thử thuốc lào và ngất tại trận.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Quang Minh – Tổng hợp ([Tên nguồn])
Thời sự thế giới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN