Vụ tôm sú Việt Nam bị tiêm tạp chất lên báo nước ngoài

Tạp chất được tiêm vào đầu và đuôi của tôm nhằm tăng trọng lượng, tờ Mirror viết.

Vụ tôm sú Việt Nam bị tiêm tạp chất lên báo nước ngoài - 1

Phóng sự của VTC16 ghi lại cảnh các công nhân tiêm tạp chất vào tôm sú hồi đầu năm 2016 (Ảnh cắt từ clip)

Mới đây, trang tin Mirror của Anh đã đăng tải video tôm sú Việt Nam bị tiêm tạp chất, vụ việc từng dấy lên phẫn nộ trong dư luận Việt Nam hồi đầu năm nay.

Tôm được tiêm tạp chất sẽ được bán với giá cao hơn, tờ báo Anh viết về đoạn clip được cắt từ phóng sự do kênh VTC16 thực hiện và phát sóng ngày 27/4/2016 trong chương trình "Nói không với thực phẩm bẩn".

Trong phóng sự, quy trình tiêm tạp chất vào tôm nhằm tăng kích cỡ và trọng lượng tại một xưởng sản xuất tôm sú ở Bạc Liêu đã được ghi lại.

Video cho thấy một “kĩ xảo” tinh quái khi tôm bị tiêm vào đầu và đuôi để tăng trọng, điều sẽ mang lại nhiều lợi nhuận hơn trong thị trường xuất khẩu, theo Mirror.

Đây là tạp chất được gọi là cellulose carboxymethyl hoặc CMC xuất phát từ Trung Quốc. Mặc dù nó không gây hại cho con người, nó sẽ lừa khách hàng rằng con tôm này là một sản phẩm tốt, báo Anh viết.

Vụ tôm sú Việt Nam bị tiêm tạp chất lên báo nước ngoài - 2

Video cho thấy một “kĩ xảo” tinh quái khi tôm bị tiêm vào đầu và đuôi để tăng trọng, điều sẽ mang lại nhiều lợi nhuận hơn trong thị trường xuất khẩu, theo Mirror

Báo Mirror cũng trích một bài báo của tờ Epoch Times của Trung Quốc hồi đầu năm nay, trong đó viết rằng chất CMC cũng xuất hiện tại Mỹ, và các chuyên gia an toàn thực phẩm cho biết có nhiều lý do để lo ngại. Họ giải thích rằng chất CMC thường được chiết xuất từ da và xương động vật, tạo thành collagen, nhưng không phải lúc nào tạp chất này cũng vô hại.

Wu Wenhui, một giáo sư tại Đại học Đại Dương ở Thượng Hải, cho biết trong một cuộc phỏng vấn trên báo Trung Quốc rằng các khách hàng nên thận trọng với các tạp chất công nghiệp được tiêm vào tôm, vì nó thường rẻ hơn so với các tạp chất ăn được.

"Các loại gel công nghiệp này được sử dụng trong sản xuất đồ nội thất, in ấn và chứa nhiều kim loại hạng nặng như chì và thủy ngân, làm tổn hại đến gan và máu, thậm chí có thể gây ung thư”, giáo sư nói.

Ngay cả khi các tạp chất trên vô hại, quá trình tiêm vào tôm vẫn có thể tiềm ẩn nguy hiểm. "Ai có thể đảm bảo quá trình này được vô trùng?" Liu Huiping, đến từ Hiệp hội thủy sản Thiên Tân, Trung Quốc đặt ra câu hỏi trong một cuộc phỏng vấn với tờ Beijing News.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Trà My - Mirror ([Tên nguồn])
Việt Nam trên báo nước ngoài Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN