Nga tăng gấp đôi sản xuất tiêm kích Su-57, 'cơn ác mộng' với Ukraine sắp đến?

Theo chuyên gia, khi Nga tăng gấp đôi tốc độ sản xuất tiêm kích Su-57, Không quân Ukraine sẽ bắt đầu cảm nhận được tác động của việc Nga triển khai máy bay này trong những tháng sắp tới.

Theo trang The EurAsian Times, hôm 27-12, tập đoàn chế tạo máy bay United Aircraft Corporation (UAC) của Nga đã bàn giao lô tiêm kích tàng hình thế hệ thứ năm Su-57 cuối cùng cho Bộ Quốc phòng Nga theo chương trình sản xuất năm 2023.

Nga tăng gấp đôi tốc độ sản xuất tiêm kích Su-57

Trong năm 2023, UAV đã tăng cường khả năng sản xuất Su-57 và cải tiến dây chuyền lắp ráp máy bay. Công ty đã loại bỏ các nút thắt cổ chai, không chỉ ở xưởng lắp ráp cuối cùng mà trong toàn bộ chu trình sản xuất.

Việc mua sắm các bộ phận công nghệ cao từ các nhà máy của nhà cung cấp đã được sắp xếp hợp lý và các cải tiến về công nghệ lắp ráp máy bay đã bắt đầu.

Tiêm kích tàng hình Su-57 của Nga trình diễn tại triển lãm Hàng không và Không gian quốc tế MAKS-2019 tổ chức tại TP Zhukovsky, ngoại ô thủ đô Moscow của Nga. Ảnh: AP

Tiêm kích tàng hình Su-57 của Nga trình diễn tại triển lãm Hàng không và Không gian quốc tế MAKS-2019 tổ chức tại TP Zhukovsky, ngoại ô thủ đô Moscow của Nga. Ảnh: AP

Trong một tuyên bố gửi tới phòng báo chí Bộ Công thương Liên bang Nga, ông Sergey Chemezov – Giám đốc điều hành Tập đoàn nhà nước Rostec kiểm soát phần lớn ngành vũ khí của Nga – cho hay: “Tại xưởng lắp ráp cuối cùng, công việc chế tạo phương tiện chiến đấu đang được tiến hành. Những phương tiện này sẽ được bàn giao cho Lực lượng hàng không vũ trụ Nga vào năm 2024. Số lượng máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm bổ sung vào quân đội gần như gấp đôi mỗi năm”.

Tuyên bố trên ám chỉ rằng trong năm 2024, Rostec sẽ sản xuất gấp đôi tiêm kích Su-57.

Tại triển lãm kỹ thuật quân sự Army 2019, công ty UAC và Bộ Quốc phòng Nga đã ký hợp đồng về việc cung cấp 76 tiêm kích Su-57 cho Lực lượng hàng không vũ trụ Nga theo khuôn khổ Chương trình trang bị vũ khí nhà nước đến năm 2027.

Ngày 22-11-2019, Rostec thông báo rằng từ năm 2020 đến năm 2028, ONPP Technologiya- công ty con của Rostec sẽ cung cấp 74 bộ kit composite cho tập đoàn Sukhoi để sản xuất Su-57.

Trước khi Nga mở chiến dịch quân sự đặc biệt tại nước láng giềng Ukraine hồi tháng 2-2022, quá trình sản xuất Su-57 diễn ra với tốc độc chậm và dự kiến sẽ được đẩy mạnh theo từng giai đoạn.

Tháng 11-2020, một nguồn tin tiết lộ với hãng thông tấn TASS rằng tốc độ sản xuất Su-57 sẽ tăng lên 15 máy bay mỗi năm. Trước đó, tháng 8-2020, hãng tin Izvestia cho hay năng suất tối đa sẽ đạt được vào năm 2024.

Tháng 11-2021, Izvestia cho hay: “Vào tháng 12, 4 chiếc Su-57 sẽ được bàn giao cho Lực lượng hàng không vũ trụ Nga từ nhà máy hàng không Komsomolsk-on-Amur”.

Tính đến tháng 12-2022, UAC đã bàn giao cho quân đội Nga 10 chiếc Su-57.

Trước thềm diễn ra triểm lãm kỹ thuật quân sự Army 2023, ông Vladimir Artyakov- phó tổng giám đốc thứ nhất của Rostec tiết lộ Nga có kế hoạch tăng đáng kể tốc độ sản xuất Su-57. Nhiều khả năng Rostec đang nỗ lực đạt được tốc độ sản xuất tối đa sớm hơn kế hoạch.

Theo tuyên bố mới nhất của Bộ Công thương Liên bang Nga, có khả năng Rostec đã giao 12 chiếc Su-57 trong năm 2023, nâng số lượng máy bay đã bàn giao cho Không quân Nga lên 22 chiếc. Ngoài ra, Rostec cũng đặt mục tiêu đạt tốc độ sản xuất tối đa 15 máy bay su-57 mỗi năm bắt đầu từ năm 2024.

Dựa vào phép ngoại suy trên, đến cuối năm 2024, Lực lượng Hàng không vũ trụ Nga sẽ có 37 tiêm kích tàng hình Su-57. Theo kế hoạch sản xuất ban đầu, cuối năm 2024, tổng số lượng sản xuất là 24 chiếc.

Giả sử tốc độ sản xuất máy bay từ năm 2024 trở đi là 15 chiếc mỗi năm thì đơn đặt hàng 76 chiếc của Bộ Quốc phòng Nga sẽ được hoàn thành trước cuối năm 2027.

Ukraine sẽ bắt đầu cảm nhận được tác động của Su-57?

Rất có khả năng cho đến nay Không quân Nga chỉ sử dụng tiêm kích tàng hình Su-57 để thử nghiệm hoạt động, phát triển chiến thuật và huấn luyện. Có 22 chiếc Su-57 trong kho, Không quân Nga đã có đủ số lượng để bắt đầu nâng cấp trung đoàn Su-57 hoạt động đầu tiên.

Tiêm kích F-16C từ căn cứ không quân Luke ở bang Arizona bay qua thung lũng Monument. Ảnh: USAF/Getty Images

Tiêm kích F-16C từ căn cứ không quân Luke ở bang Arizona bay qua thung lũng Monument. Ảnh: USAF/Getty Images

Với việc có thêm 15 máy bay được bổ sung trong năm 2024, số lượng tiêm kích tàng hình Su-57 có sẵn để triển khai hoạt động sẽ gia tăng nhanh chóng.

Theo The EurAsian Times, Không quân Ukraine sẽ bắt đầu cảm nhận được tác động của việc Nga triển khai Su-57 trong những tháng sắp tới.

Vũ khí lợi hại của Su-57

Khi hoạt động ở chế độ nền tối (dark mode), Su-57 sẽ tắt radar và các bộ phát sóng điện từ tần số cao (RF) để tránh bị đối phương phát hiện.

Su-57 có khả năng tàng hình phía trước tốt, nhờ đó, máy bay có khả năng hoạt động gần mặt trận hơn mà không bị radar phòng không của Ukraine phát hiện.

Trong khi radar tìm kiếm AN/MPQ-65 của hệ thống phòng không Patriot đặt gần chiến trường Ukraine có thể phát hiện tiêm kích Su-34 của Nga hoạt động cách chiến trường 100 km, thì radar này của Mỹ lại không thể phát hiện ra Su-57 dù cách mặt trận chỉ 25 km.

Quan trọng hơn là Su-57 sẽ phát hiện phát xạ vô tuyến từ radar AN/MPQ-65 trước khi radar này có thể phát hiện phát xạ phản xạ từ Su-57, ngay cả khi radar Mỹ đang hoạt động ở trạng thái xác suất chặn thấp (low probability of interception -LPI).

Ngay khi Su-57 phát hiện tín hiệu radar, tọa độ của radar sẽ được truyền qua liên kết dữ liệu an toàn tới tên lửa chống bức xa Kh-31P được trang bị cho tiêm kích Su-35S hoặc Su-34, hoạt động tốt ở đằng sau chiến tuyến, nằm ngoài phạm vi phát hiện của radar AN/MPQ-65.

Vì vậy, radar AN/MPQ-65 sẽ bị phá hủy ngay trước khi hệ thống Patriot có cơ hội phóng tên lửa đánh chặn PAC-3 nhằm vào máy bay Su-57.

Không giống như máy bay tàng hình F-22 Raptor của Mỹ vốn được thiết kế để xâm nhập không phận tranh chấp và tấn công mục tiêu bằng đạn dẫn đường chính xác (PGM) tầm ngắn, Su-57 được thiết kế để tiếp cận không phận tranh chấp và tấn công mục tiêu bằng PGM tầm xa, kể cả bằng tên lửa mà không thể bị đánh chặn nhờ tốc độ siêu thanh và trạng thái tàng hình của máy bay.

Tên lửa dẫn đường không đối không tầm xa RVV-BD của Nga tại triển lãm hàng không Dubai 2023. Ảnh: Asian Military Review

Tên lửa dẫn đường không đối không tầm xa RVV-BD của Nga tại triển lãm hàng không Dubai 2023. Ảnh: Asian Military Review

Các tên lửa hành trình trang bị trên Su-57 khó bị đánh chặn bao gồm Kh-69 – biến thể tàng hình của tên lửa Kh-59Mk-2 với tầm bắn 290 km, và tên lửa siêu thanh Gremlin với tầm bắn 1.500 km và vận tốc Mach 6 (7.350 km/giờ).

Tên lửa Gremlin sẽ sử dụng động cơ phản lực dòng thẳng (ramjet) Product 70 đang được Soyuz TMKB (Cục Thiết kế chế tạo máy Turaevskoe) phát triển. Vì vậy, tên lửa sẽ có khả năng bay cơ động với tốc độ siêu thanh trong thời gian dài.

Các tên lửa hành trình tầm xa không tàng hình có thể được Su-57 phóng từ cự ly gần chiến trường bao gồm Kh-35UE với tầm bắn tối đa 260 km; tên lửa chống bức xạ siêu âm Kh-31PD dùng để đối phó hệ thống phòng không với tầm bắn 250 km; tên lửa Kh-58UShKE được thiết kế để phá hủy radar xung và có thể đánh trúng mục tiêu trong phạm vi 245 km.

Su-57 sẽ hạ gục F-16 của NATO?

Ukraine rất hy vọng phương Tây sẽ cung cấp tiêm kích F-16 cho nước này. Đối với Không quân Ukraine, lợi ích quan trọng nhất của việc vận hành F-16 sẽ là: tích hợp với hệ thống chỉ huy và cảnh báo sớm trên không của NATO để nâng cao khả năng nhận thức tình huống; tích hợp tốt hơn các loại vũ khí của NATO như tên lửa hành trình, bom lượn và tên lửa không đối không AIM-120; gia tăng rủi ro cho các hoạt động của chiến cơ Nga vì F-16 có tên lửa không đối không tầm xa hơn.

Theo The EurAsian Times, tiêm kích Su-57 của Nga tuần tra dọc mặt trận sẽ vô hiệu hóa tất cả những lợi thế trên chỉ bằng một đòn tấn công. Thậm chí khi hoạt động ở trạng thái nền tối, Su-57 cũng có thể phát hiện và hạ gục F-16 của NATO ngay trước khi F-16 được cảnh báo về sự hiện diện của Su-57.

Máy bay F-16 mang tên lửa không đối không AIM-120 có tầm bắn xa hơn so với các máy bay thời Liên Xô mà Ukraine đang vận hành. Tuy nhiên, Su-57 thậm chí còn có tên lửa không đối không có tầm bắn còn xa hơn tên lửa của F-16, chẳng hạn như tên lửa RVV-BD.

Nguồn: [Link nguồn]

Chiến đấu cơ Su-57 của Nga tăng thêm sức mạnh nhờ động cơ mới

Tập đoàn nhà nước Rostec cho biết khả năng chiến đấu của máy bay thế hệ thứ năm Su-57 sẽ tăng lên đáng kể khi được trang bị động cơ giai đoạn hai có mã định danh là Izdeliye...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo TRI TÚC ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN