Nga có sẵn vũ khí khiến Tomahawk Mỹ thảm bại?
Hệ thống đánh chặn tên lửa đạn đạo tầm cực thấp của Nga có thể diệt 4 mục tiêu cùng lúc.
Video tên lửa đời đầu Tor-M1 khai hỏa.
Ngày 14.4, Mỹ và liên quân bất ngờ tấn công Syria bằng loạt tên lửa hơn 100 quả. Trong số này có nhiều tên lửa hành trình tầm thấp ưu việt Tomahawk. Đây được xem là loại tên lửa cận âm nguy hiểm bậc nhất của Mỹ vì có thể tấn công từ khoảng cách 600 km.
Hiện nay, Syria được Nga bảo hộ bằng hệ thống “lá chắn thép S-400” với tầm bắn bao phủ toàn bộ đất nước. Dù vậy, hệ thống “rồng lửa” này chỉ thực sự hữu dụng với các mục tiêu tầm trung và xa. Với tên lửa như Tomahawk, Nga chưa cần sử dụng tới S-400 mà chỉ cần tăng cường số lượng tên lửa tầm ngắn Tor-M2 là đã đủ.
Tor-M2 là phiên bản nâng cấp hệ thống tên lửa tầm ngắn Tor-M1 của tập đoàn công nghiệp Almaz Antey. Hệ thống này lần đầu ra mắt vào năm 2007 và được chính thức sử dụng sau đó 10 năm.
Hệ thống Tor-M2 sử dụng tên lửa đất đối không tầm ngắn, có thể diệt mục tiêu ở độ cao thấp và trung. Nó có thể đánh chặn bom lượn, tên lửa hành trình như Tomahawk, máy bay chiến thuật, các thiết bị không người lái và mục tiêu đạn đạo.
Tor-M2 có thể diệt mục tiêu ở tầm xa từ 1-15 km, độ cao từ cực thấp 10 mét tới 10 km và diệt 4 mục tiêu cùng lúc. Hệ thống này sử dụng dẫn đường bằng vô tuyến. Do sử dụng phương thức đánh chặn kiểu mới nên Tor-M2 ít bị nhiễu bởi radar hoặc sóng điện tử.
Các chuyên gia phương Tây từ lâu cũng rất e dè hệ thống Tor-M2 khi tầm bắn và độ chính xác của nó là rất đáng kinh ngạc. Cuộc thử nghiệm hồi tháng 6.2017 tại bãi thử tên lửa Kapustin Yar cho thấy năng lực tấn công siêu hạng của tên lửa Tor-M2.
Nếu Mỹ tiếp tục sử dụng tên lửa Tomahawk trong thời gian tới ở Syria, quân đội Nga sẽ cần cân nhắc đưa thêm các dàn tên lửa Tor-M2, thậm chí là Tor-M3 đời mới nhất tới khu vực này.
Tên lửa này được bắn từ máy bay ném bom B-1 Lancer và vượt quãng đường hơn 620 km để phá hủy mục tiêu tại Syria.