Nếu xung đột nổ ra, Nga và Trung Quốc khiến người Mỹ chứng kiến điều chưa từng thấy?

Đối với người Mỹ, chiến tranh là thứ gì đó “ở nơi rất xa”, ở quốc gia khác chứ không phải trên chính quê nhà ở Bắc Mỹ. Nhưng người Mỹ có thể bắt đầu phải nghĩ lại, thậm chí là sẽ đến lúc trải qua cảm giác “chiến tranh ngay cận kề”, theo Bloomberg.

Cảnh tượng Nhà Trắng bị tấn công trong phim bom tấn Hollywood của Mỹ.

Cảnh tượng Nhà Trắng bị tấn công trong phim bom tấn Hollywood của Mỹ.

Đây là nhận định của giáo sư Hal Brands, người chuyên nghiên cứu các vấn đề toàn cầu thuộc Đại học Johns Hopkins ở Mỹ. 

Theo giáo sư Brands, trong một cuộc chiến tương lai, lục địa Mỹ sẽ không còn là nơi an toàn. Sự phát triển của công nghệ là một trong những lý do khiến các đối thủ của Mỹ như Nga và Trung Quốc có thể đưa chiến tranh tới ngay trung tâm của nước Mỹ.

Trên thực tế, lục địa Mỹ từng bị tấn công trong quá khứ. Người Anh từng thiêu rụi Washington trong cuộc chiến năm 1812. Người Nhật từng tấn công Hawaii và lãnh thổ Mỹ năm 1941. Vụ khủng bố ngày 11.9 đem sự kinh hoàng tới New York, Washington và Pennsylvania.

Nhưng các sự kiện đó có thể được coi là trường hợp ngoại lệ, xảy ra một cách chóng vánh. Kể từ thời hiện đại, người Mỹ chưa bao giờ trải qua cảm giác bom rơi đạn lạc, phải nơm nớp lo sợ ở chính quê nhà.

Sức mạnh quân sự của Mỹ và yếu tố địa lý là nguyên nhân lục địa Mỹ trở nên an toàn hơn bất cứ nơi nào khác trên thế giới.

Theo giáo sư Brands, mọi chuyện đang thay đổi. Các đối thủ tiềm tàng của Mỹ giờ đây đã sở hữu năng lực tấn công tầm xa đáng kể, trong đó Trung Quốc và Nga là hai cái tên đáng chú ý nhất.

Trung Quốc không ngừng mở rộng kho vũ khí hạt nhân, không hề che giấu tham vọng tấn công các thành phố lớn của Mỹ trong trường hợp xung đột nổ ra. Triều Tiên cũng đang tiến rất gần tới năng lực phóng tên lửa tầm xa tấn công các mục tiêu ở Mỹ.

Theo giáo sư Brands, Nga và Trung Quốc hoàn toàn có khả năng sử dụng vũ khí thông thường tấn công nước Mỹ, từ tên lửa hành trình cho tới đầu đạn siêu vượt âm (HGV) hoặc tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM).

Các đòn tấn công bằng vũ khí thông thường dù không gây thiệt hại lớn, nhưng có thể gây gián đoạn hoạt động hậu cần, liên lạc và ảnh hưởng đến khả năng huy động các nguồn lực của Mỹ trong một cuộc xung đột.

Giáo sư Brands cũng nhắc đến nguy cơ các đối thủ tấn công nước Mỹ trên không gian mạng, ví dụ như vụ tấn công mạng nhằm vào Colonial Pipeline vào tháng 5.2021 - công ty điều hành mạng lưới đường ống dẫn nhiên liệu - khiến nước Mỹ chao đảo.

Điều này đặt ra thách thức đối với nước Mỹ, rằng liệu Mỹ có mạnh tay can thiệp vào các cuộc xung đột ở xa như Đài Loan hay Ukraine, đánh đổi nguy cơ quê nhà bị đối thủ phá hoại?

Theo giáo sư Brands, không có giải pháp hoàn hảo nào cho vấn đề này. Các hệ thống phòng thủ tên lửa có thể giúp bảo vệ các cơ sở trọng yếu, nhưng rất đắt đỏ và đôi khi không đáng tin cậy.

Cách tốt nhất Mỹ có thể giảm bớt mối đe dọa ở quê nhà, là sự kết hợp giữa năng lực phòng thủ, tấn công và khả năng phục hồi.

Nguồn: [Link nguồn]

Quyết định ”lạ đời” nhất của Hitler khiến phát xít Đức bại trận trong Thế chiến II

Phát xít Đức lẽ ra đã không phải hứng chịu cơn thịnh nộ của Mỹ nếu Hitler không có hành động sai lầm tai hại này.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Đăng Nguyễn - Bloomberg ([Tên nguồn])
Vũ khí quân sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN