5 lần phe phát xít tấn công tận đất Mỹ gây chấn động trong Thế chiến II

Quyết định tham chiến cùng khối Đồng minh của Mỹ là một trong bước ngoặt lớn nhất dẫn đến sự thất bại của phe phát xít trong Thế chiến II. Rắp tâm trả thù, phe phát xít không ít lần tổ chức tấn công sâu vào lãnh thổ Mỹ với những cách không ngờ.

Tàu ngầm phát xít Nhật nổi lên, bắn phá dữ dội vào đất Mỹ (ảnh: Japan News)

Tàu ngầm phát xít Nhật nổi lên, bắn phá dữ dội vào đất Mỹ (ảnh: Japan News)

1. Tàu ngầm Nhật nổi lên bắn phá đất Mỹ rồi biến mất

Sau khi gây thiệt hại lớn cho Mỹ trong trận Trân Châu Cảng, một đội tàu ngầm nhỏ của Nhật được phái tới do thám bờ biển bang California (Mỹ). Ngày 23.2.1942, tàu ngầm I-17 của phát xít Nhật bí mật tiếp cận thành công Ellwood – mỏ dầu và là cơ sở dự trữ nhiên liệu lớn bên ngoài Santa Barbara, California. Vừa nổi lên mặt nước, I-17 bắn liên tiếp 16 quả đạn pháo vào mỏ dầu Ellwood rồi mất hút dưới đáy biển.

Theo tuyên bố từ Mỹ, vụ pháo kích của tàu ngầm Nhật chỉ gây thiệt hại nhẹ cho mỏ dầu, bao gồm một nhà máy bơm dầu và một cần trục bị phá hủy. Tuy nhiên, vụ tấn công đã gây hoang mang lớn trong dư luận và khiến giới chức Mỹ lo ngại.

Ngày 24.2.1942, sự hoảng hốt của dân Mỹ lên đến đỉnh điểm khi quân đội Mỹ đưa ra thông báo sai lầm rằng thành phố Los Angeles (bang California) bị máy bay Nhật không kích. Pháo binh Mỹ nhanh chóng xuất hiện dày đặc ở Los Angeles và ngước lên trời suốt vài tiếng đồng hồ trước khi nhận ra rằng thành phố này không hề bị “Nhật Bản xâm lược” và không có "cuộc chiến Los Angeles" nào như thông báo.

Những đòn tấn công vào đất Mỹ của phát xít Đức, Nhật được cho là gây thiệt hại không đáng kể (ảnh: Grunge)

Những đòn tấn công vào đất Mỹ của phát xít Đức, Nhật được cho là gây thiệt hại không đáng kể (ảnh: Grunge)

2. Căn cứ quân sự đầu tiên trên đất Mỹ bị tấn công

Ngày 21.6.1942 là lần đầu tiên một căn cứ quân sự trên đất Mỹ bị tấn công trong Thế chiến II. Nhờ bí mật theo dõi một số tàu đánh cá Mỹ, tàu ngầm I-25 của phát xít Nhật thành công vượt qua các bãi ngư lôi và tiếp cận khu vực cửa sông Columbia. Pháo đài Stevens – căn cứ quân sự Mỹ – trở thành mục tiêu tốt nhất của tàu ngầm Nhật và hứng 17 quả đạn pháo.

Cho rằng nếu đáp trả sẽ hứng chịu hỏa lực dữ dội hơn, chỉ huy pháo đài đài Stevens ra lệnh cho binh sĩ bên trong không được nổ súng. Nhờ sự kiên cố của pháo đài và chiến thuật “im tiếng súng”, không có binh sĩ Mỹ nào thiệt mạng sau vụ tấn công của tàu ngầm Nhật. Tuy nhiên, một sân bóng chày gần pháo đài bị pháo kích Nhật phá hủy hoàn toàn.

3 tháng sau, tàu ngầm I-25 lại thành công tiếp cận bờ biển bang Oregon (Mỹ). Một thủy phi cơ phóng ra từ tàu ngầm đã trút 2 quả bom xuống thành phố Brookings. Rất may, nhờ thời tiết lặng gió và sự nhanh nhạy của lực lượng cứu hỏa, vụ ném bom của phát xít Nhật không gây quá nhiều thiệt hại.

Chiến tranh Thế giới lần thứ 2 kết thúc trước sự thất bại của phe phát xít (ảnh: NI)

Chiến tranh Thế giới lần thứ 2 kết thúc trước sự thất bại của phe phát xít (ảnh: NI)

3. Cuộc tấn công lớn nhất

Cuộc tấn công lớn nhất nhằm vào nước Mỹ trong Thế chiến II được đặt dưới sự chỉ đạo của phát xít Đức. 8 điệp viên Đức Quốc xã sống ở Mỹ trước khi chiến tranh nổ ra được giao nhiệm vụ tiến hành các hoạt động phá hoại, khủng bố quy mô lớn nhằm khiến người dân Mỹ hoảng sợ. Nhiệm vụ này mang tên “Chiến dịch Pastorius”.

Tháng 6.1942, nhóm 8 điệp viên được tàu ngầm Đức bí mật đưa tới bờ biển Amagansett (New York) và Ponte Vedra Beach (Florida) để tiến hành phá hoại. Nhóm này chia làm 2 đội, mỗi đội 4 người được cấp 84.000 USD và lượng lớn thuốc nổ nhằm tấn công các đầu mối giao thông, nhà máy thủy điện, khu công nghiệp…

Tuy nhiên chiến dịch phá hoại không thành công như mong đợi khi George John Dasch – một trong 8 điệp viên – phản bội và tự nộp mình cho FBI. Cảnh sát nhanh chóng tóm gọn 7 kẻ còn lại khi chúng mới chỉ gây một vài thiệt hại nhỏ.


4. “Mạng lưới gián điệp lớn nhất lịch sử”

4. “Mạng lưới gián điệp lớn nhất lịch sử”

Nhóm gián điệp Duquesne do Fritz Duquesne – sĩ quan tình báo khét tiếng của Đức Quốc xã – thành lập ngay trên đất Mỹ. Nhóm này gồm 30 người đàn ông và 3 phụ nữ làm việc dưới sự chỉ đạo của Fritz Duquesne nhằm thu thập tin tình báo Mỹ rồi gửi về Đức.

Fritz Duquesne (tên thật là Fritz Joubert Marquis du Quesne) chào đời trong một nông trại trên bờ biển miền nam Nam Phi năm 1877 và học trung học ở Anh. Khi chiến tranh giữa Nam Phi và Anh nổ ra vào mùa thu năm 1899, Duquesne trở về Nam Phi chiến đấu.

Duquesne nhanh chóng thể hiện khả năng gián điệp thiên bẩm và gây cho Anh nhiều thiệt hại. Sau 3 lần bị quân Anh bắt giữ nhưng vượt ngục thành công, Duquesne được gán cho biệt danh “báo đen thảo nguyên”. Duquesne cũng là mục tiêu ám sát số 1 của quân đội Anh trong suốt Thế chiến I cho tới trước khi bị Mỹ bắt giữ.

Từ trước Thế chiến II, Duquesne đã được Đức Quốc xã cài cắm ở Mỹ để chỉ huy mạng lưới gián điệp. Các thành viên của nhóm gián điệp Duquesne làm đủ nghề ở Mỹ để che giấu thân phận, như thanh tra giao thông, thương nhân hàng hải, tiếp viên hàng không, nhà thầu quân sự…

Nhóm này lập nhiều thành tích khi thu thập và đánh cắp không ít bí mật quân sự của Mỹ, điển hình là bản thiết kế xe tăng hạng nhẹ, máy ngắm ném bom thế hệ mới, mặt nạ phòng độc, bom mini, ảnh chụp vũ khí, thiết bị chống tăng...

Ngày 28.6.1941, sau hơn 2 năm điều tra, FBI đã phanh phui nhóm gián điệp của Duquesne nhờ sự giúp đỡ tích cực của điệp viên 2 mang William G. Sebold. Báo chí Mỹ mô tả chiến công của FBI là "vụ phá vỡ mạng lưới gián điệp lớn nhất lịch sử".

Ngày 2.1.1942, chưa đầy một tháng sau khi Mỹ bị phát xít Nhật tấn công Trân Châu Cảng và Đức tuyên chiến với Mỹ, 33 thành viên của nhóm gián điệp Duquesne bị kết án tổng cộng hơn 300 năm tù giam. Tuy nhiên, trước khi bị bắt giữ, nhóm này vẫn kịp phá hoại một số cơ sở dân sự ở Mỹ bằng thuốc nổ.

Một quả bom khinh khí cầu được phát hiện ở bang Kansas, Mỹ (ảnh: NI)

Một quả bom khinh khí cầu được phát hiện ở bang Kansas, Mỹ (ảnh: NI)

5. Khinh khí cầu lửa

Một trong những cách thức tấn công kỳ lạ nhất nhằm vào Mỹ của phát xít Nhật là đánh bom bằng khinh khí cầu hay còn gọi là “chiến dịch Fugos”.

Năm 1944, phát xít Nhật chế tạo và thả hơn 9.000 quả khinh khí cầu – mỗi quả mang theo hơn 20 cân thuốc nổ – bay vượt qua Thái Bình Dương, tiến vào đất Mỹ cách xa hơn 8.000 km.

Sau khi được phóng, những khinh khí cầu được thiết kế đặc biệt sẽ bay ở độ cao 9.000 mét, nhờ luồng gió thổi thuận lợi bay vượt Thái Bình Dương tới Mỹ rồi kích hoạt. Nhật Bản hy vọng sẽ bom khinh khí cầu sẽ bay một thành phố hoặc khu vực cây cối rậm rạp nào đó trên đất Mỹ rồi phát nổ.

Vào giai đoạn cuối của Thế chiến II, phe phát xít đứng đầu là Nhật Bản, Đức vẫn giữ quan điểm cho rằng “dân Mỹ không quen chiến tranh trên đất Mỹ”. Bằng những nỗ lực phá hoại với chi phí tốn kém nhằm vào lãnh thổ Mỹ, phát xít Đức, Nhật nuôi hy vọng người dân Mỹ sẽ hoảng sợ, gây áp lực buộc Washington rút quân về nước.

Đáng ngạc nhiên là gần 350 quả bom khinh khí đã thực sự tìm được đúng đích đến. Phần lớn chúng không thể bay tới nơi hoặc bị quân đội Mỹ chặn lại, bắn nổ trên bầu trời. Từ năm 1944 – 1945, bom khinh khí cầu được phát hiện ở 15 tiểu bang Mỹ.

Ở bang Oregon, bom khinh khí cầu rơi xuống đã khiến 1 phụ nữ mang thai cùng 5 người con thiệt mạng. Vụ việc gây ra sự giận dữ lớn trong dư luận Mỹ. Người dân sau đó đua nhau mua công trái chính phủ, viết đơn tình nguyện nhập ngũ, giúp nguồn lực chiến tranh của Mỹ áp đảo phe phát xít.

Nguồn: [Link nguồn]

Vì sao Ả Rập có vô số sa mạc phải nhập khẩu cát, băng đảo Iceland lại nhập khẩu băng?

Chuyện Ả Rập Saudi phải đi mua cát từ nước ngoài còn xứ Iceland lạnh giá phải nhập khẩu băng để dùng thoạt nghe hoang...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Vương Nam – History, Grunge ([Tên nguồn])
Tin tức Mỹ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN