Nếu Syria được Nga giao “rồng lửa” S-300, Mỹ có ngại tấn công?

Nga chưa đưa ra quyết định cuối cùng về việc cung cấp cho chính quyền Damascus tên lửa phòng không S-300, sau vụ Mỹ và đồng minh tấn công Syria ngày 14.4.

Nếu Syria được Nga giao “rồng lửa” S-300, Mỹ có ngại tấn công? - 1

Nga tính chuyển giao tổ hợp phòng không S-300 cho Syria.

Ngay cả khi thương vụ này được Nga xúc tiến, tổ hợp S-300 nhiều khả năng cũng không thể giúp chính quyền Syria đứng vững trước bất cứ một đợt tấn công nào từ Mỹ và đồng minh, chuyên gia quân sự Dave Majumdar nhận định trên National Interest.

“Tôi không thể nói rằng câu hỏi này đã có lời giải”, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nói với TASS. “Tổng thống Vladimir Putin đã thảo luận với Bộ Quốc phòng về vấn đề Syria có không có đủ năng lực để chống đỡ các đòn tấn công gây hấn, giống như những gì xảy ra ngày 14.4. Nhưng không có gì là bí mật cả. Tất cả có thể được thông tin công khai”.

Quan chức Nga tiết lộ với TASS rằng, Moscow có thể chuyển giao S-300 cho Syria trong vòng một tháng. “Tên lửa S-300 đã qua sử dụng của Nga cần được cấu hình lại để phù hợp với phòng không Syria. Điều này mất khoảng một tháng”.

Tuy vậy, Lầu Năm Góc từng nhấn mạnh rằng, các hệ thống phòng không Syria do Nga chế tạo đã thất bại trong việc đánh chặn tên lửa trong vụ tấn công ngày 14.4.

Nếu Syria được Nga giao “rồng lửa” S-300, Mỹ có ngại tấn công? - 2

Máy bay cảnh báo sớm A-50 giúp S-300 nhìn thấy những vật thể ở tầm cao thấp.

“Toàn bộ hệ thống phòng không Syria, do Nga thiết kế, hỗ trợ, chế tạo và tìm cách đánh chặn, nhưng thất bại hoàn toàn”, trung tướng Kenneth F. McKenzie Jr nói với các phóng viên. “Vậy nên chúng tôi có thể nói rằng Nga không thể làm gì cả, dù họ là đồng minh thân cận với nhau nhưng những gì họ cung cấp cho Syria đều không có tác dụng”.

Ông McKenzie cũng nhắc đến các tổ hợp S-300V4 và S-400 đặt tại các căn cứ Nga ở Syria, đã không khai hỏa chặn tên lửa hành trình Mỹ. “Trong vụ tấn công này, hệ thống phòng không Nga đã được kích hoạt. Họ tìm kiếm mục tiêu. Họ có cả máy bay cảnh báo sớm A-50 trên bầu trời. Nhưng họ đã không khai hỏa tên lửa. Đó là điều mà chúng tôi không bình luận”.

Theo chuyên gia Majumdar, một trong những lý do khiến Mocsow không đánh chặn tên lửa Mỹ là bởi lực lượng Nga ở Syria không nằm trong danh sách các mục tiêu bị tấn công.

Điện Kremlin cũng không có đủ tên lửa đánh chặn để ngăn chặn một số lượng lớn tên lửa như vậy. Ngoài ra, lý quan trọng nhất là việc Nga và Syria không thể chặn được mục tiêu bám sát mặt đất như Tomahawk, theo chuyên gia Majumdar.

Tomahawk và các tên lửa hành trinh khác bay ở độ cao cực thấp, rất khó để phát hiện bởi độ cong của Trái đất và trong các điều kiện địa hình đồi núi. Các hệ thống radar mặt đất đối mặt với nhược điểm này nên tầm quan sát xa nhất cũng chỉ khoảng 20km tùy điều kiện địa hình.

Nếu Syria được Nga giao “rồng lửa” S-300, Mỹ có ngại tấn công? - 3

Tên lửa hành trình Tomahawk luôn là vũ khí chủ lực của Mỹ trong các đợt tấn công Syria.

Ở trên biển, vẫn có cách để đối phó, ví dụ như Mỹ sử dụng máy bay trinh sát Northrop Grumman E-2D. Nhưng ở trên đất liền, việc phân biệt quả tên lửa ở tầm thấp là rất khó khăn, vì có quá nhiều vật thể làm nền. Nói cách khác, radar mặt đất không thể nhìn xuyên qua được những tảng đá.

Nga đã đưa máy bay cảnh báo sớm A-50 vào trực chiến ở Syria, tương tự như E-2D hay E-3 Sentry AWACS của Mỹ. Điều đó có nghĩa là người Nga có thể phát hiện và theo dõi hướng tấn công bằng tên lửa của Mỹ.

Nhưng hiện chưa rõ máy bay A-50 có thiết bị liên lạc trực tiếp với tổ hợp S-300V4 hay không. Một số nguồn tin nói “rồng lửa” S-400 nhận được tín hiệu từ A-50. Nhưng khả năng này là rất thấp vì Nga xây dựng các hệ thống vũ khí hoạt động độc lập chứ không hiệp đồng tác chiến như Mỹ.

Nhưng dù thế nào, Syria cũng không có máy bay cảnh báo sớm A-50. Nga chuyển giao cho Syria tổ hợp phòng không S-300 cũng sẽ không giải quyết được vấn đề, theo chuyên gia Majumdar.

Các radar của S-300 vẫn bị giới hạn bởi địa hình. Hệ thống này chỉ giúp nâng cao năng lực phòng vệ cho quân đội Syria ở tầm trung và tầm cao. Ở tầm thấp sát mặt đất, các tổ hợp S-300 Nga có thể chuyển giao cho Syria sẽ hoàn toàn vô dụng trước tên lửa hành trình của Mỹ, chuyên gia Dave Majumdar kết luận.

Nga tính giao ”rồng lửa” S-300 cho Syria, đồng minh Mỹ hốt hoảng

Các quan chức Nga đều cho rằng, không có lý do gì Moscow không cung cấp các tổ hợp tên lửa phòng không S-300 cho Syria, sau đợt...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Đăng Nguyễn - NI ([Tên nguồn])
Mỹ tấn công Syria lần 2 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN