Nam Phi: Phát hiện hàng trăm xác cá "mắt quỷ" có nọc độc chết chóc hơn xyanua dạt bờ

Giới chức địa phương cảnh báo người dân không nên ăn hoặc cho vật nuôi ăn cá "mắt quỷ" vì chúng có nọc độc chết người. 

Xác cá nóc "mắt quỷ" trôi dạt vào bờ biển ở Nam Phi. Ảnh: Tess Gridley

Xác cá nóc "mắt quỷ" trôi dạt vào bờ biển ở Nam Phi. Ảnh: Tess Gridley

Tờ Daily Star hôm 27/3 đưa tin, tiến sĩ Tess Gridley, người Anh đang ở Nam Phi, phát hiện hàng trăm con cá chết trên bãi biển Muizenberg ở thành phố Cape Town, Nam Phi. 

"Bãi biển cách nhà chúng tôi 200 mét và tôi thường xuyên đi dạo tại đó. Khi phát hiện xác lũ cá, tôi không thể nói chính xác được số lượng vì chỉ quan sát được ở một khu vực nhỏ trong thời gian ngắn. Tôi đang ở cùng lũ trẻ và đang chuẩn bị cho công việc trên thực địa nên không thể ở đó lâu. Nhưng tôi cho rằng, có tới hàng trăm xác cá", nữ tiến sĩ Gridley, người chuyên nghiên cứu về sinh vật biển, nói. 

Giới chức địa phương sau đó xác nhận những con cá thuộc loài cá nóc "mắt quỷ", sinh vật biển có khả năng gây chết người đáng sợ như tên gọi. 

Thực tế, những chiếc gai nhỏ bé của loài cá nóc "mắt quỷ" lại có thể tiết ra chất độc còn chết chóc hơn cả chất độc xyanua. 

Theo Daily Star, chất độc này là tetrodotoxin, có khả năng làm tê liệt cơ hoành gây suy hô hấp, có thể dẫn tới ngạt thở và ngừng tim. Bạch tuộc xanh, một trong những động vật có nọc độc nhất thế giới, cũng sử dụng loại độc tetrodotoxin này. 

Bộ Môi trường, Lâm nghiệp và Thủy sản Nam Phi, cho biết: "Số cá chết được xác định là cá nóc 'mắt quỷ'. Có khoảng 300-400 con/km bờ biển. Những con cá này đều có chất độc chết người tetrodotoxin. Người dân không nên ăn chúng. 

Những người dắt chó đi dạo cũng không nên cho thú cưng của họ ăn chúng. Nếu chó của bạn không may ăn phải cá nóc 'mắt quỷ', hãy làm cho nó nôn ra ngay và đưa tới cơ sở thú y gần nhất". 

Cá nóc "mắt quỷ" có chất độc chết người. Ảnh: Tess Gridley

Cá nóc "mắt quỷ" có chất độc chết người. Ảnh: Tess Gridley

Nguyên nhân dẫn đến cái chết hàng loạt của loài cá nóc "mắt quỷ" vẫn chưa được xác định. Trước đây, những sự việc kiểu này được cho là do "thủy triều đỏ" gây ra. "Thủy triều đỏ" là cách gọi hiện tượng tảo nở hoa dày đặc trong nước dẫn đến thay đổi màu sắc. Một số loại tảo có độc tố gây ra cái chết của các sinh vật sống trong vùng nước đó. 

Nhưng lần này, giới chức Nam Phi loại trừ nguyên nhân do "thủy triều đỏ". Họ không loại trừ khả năng số cá chết ngoài khơi xa và bị sóng đánh dạt vào bờ. 

Nguồn: [Link nguồn]

Nga: Lấy ảnh bikini của người mẫu xinh đẹp để phê phán giới trẻ, MC bị phản đối

Nhiều phụ nữ ở Yakutia, một trong những khu vực lạnh nhất của Nga, đã đăng tải các bức ảnh bikini của chính họ để...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Nguyễn Thái - Tổng hợp ([Tên nguồn])
Thế giới động vật Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN