Mỹ một lần phát động chiến tranh khiến nước láng giềng mất 55% diện tích lãnh thổ

XEM THÊM CÁC KỲ
1 2 3Kỳ mới nhất

Đầu thế kỷ 19, lãnh thổ Mỹ không rộng lớn như bây giờ, với hầu hết các vùng phía tây nam nước Mỹ thuộc quyền kiểm soát của nước láng giềng Mexico.

Mexico không ngờ rằng tranh chấp lãnh thổ bang Texas đã bùng phát thành chiến tranh toàn diện.

Mexico không ngờ rằng tranh chấp lãnh thổ bang Texas đã bùng phát thành chiến tranh toàn diện.

Trong lịch sử gần 300 năm, nước Mỹ ban đầu chỉ có 13 bang và dần dần các vùng lãnh thổ giáp ranh gia nhập nhà nước liên bang. Nhưng cũng có những lúc Mỹ dùng đến vũ lực để mở rộng lãnh thổ, và một vài lần sáp nhập các vùng đất xa xôi. Gần đây, Hạ viện Mỹ "bật đèn xanh" để vùng lãnh thổ Puerto Rico tổ chức trưng cầu dân ý, trở thành bang thứ 51. 

Loạt bài này sẽ điểm lại tìm hiểu về những lần Mỹ mở rộng lãnh thổ đáng chú ý nhất trong lịch sử.

Cuộc chiến tranh Mỹ - Mexico giai đoạn năm 1846 - 1848 đánh dấu lần đầu tiên quân đội Mỹ tham chiến ở nước ngoài. Cuộc chiến thể hiện mâu thuẫn chính trị sâu sắc giữa Mexico và Mỹ lúc bấy giờ, cũng như tham vọng mở rộng lãnh thổ của Tổng thống Mỹ khi đó là James K. Polk, theo History.

Ông Polk nói rằng nước Mỹ có một "vận mệnh rõ ràng" là khi lãnh thổ Mỹ trải dài trên khắp lục địa và kéo dài tới tận Thái Bình Dương.

Sau một loạt những cuộc đụng độ nhỏ ở biên giới và vấn đề tranh chấp chủ quyền vùng Texas leo thang, quân đội Mỹ đã tiến vào lãnh thổ Mexico, kiểm soát thủ đô nước láng giềng. Mexico sau đó phải ký thỏa thuận bất lợi, nhượng 55% diện tích lãnh thổ cho Mỹ và từ bỏ chủ quyền đối với vùng Texas, theo tài liệu lưu trữ của chính phủ Mỹ.

Nguồn gốc chiến tranh Mỹ - Mexico 

Cuộc chiến tranh Pháp - Tây Ban Nha do Napoleon phát động năm 1808 đã khiến sự cai trị của người Tây Ban Nha với Mexico suy yếu. Sau 11 năm đấu tranh (1810 - 1821), Mexico chính thức tuyên bố độc lập.

Vùng lãnh thổ Texas lúc này thuộc quyền kiểm soát của Mexico. Nhiều người nhập cư từ Mỹ chuyển sang sinh sống ở Mexico, tạo thành một cộng đồng sở hữu đất đai rộng lớn.

Đến năm 1834, số lượng người nhập cư Mỹ sinh sống ở Texas đã lên tới 30.000, trong khi người gốc Mexico chỉ vào khoảng 7.800.

Mexico tranh chấp lãnh thổ bang Texas với Mỹ trong giai đoạn năm 1836 - 1845.

Mexico tranh chấp lãnh thổ bang Texas với Mỹ trong giai đoạn năm 1836 - 1845.

Việc chính phủ Mexico thất bại trong nỗ lực kiềm chế và kiểm soát cộng đồng người nhập cư nói tiếng Anh ở Texas đã dẫn đến cuộc nổi dậy Texas với kết quả vùng lãnh thổ này đơn phương tuyên bố độc lập, ly khai khỏi Mexico vào năm 1836.

Mỹ, Anh và Pháp là các quốc gia tuyên bố công nhận Cộng hòa Texas, bất chấp phản đối của Mexico.

Đa số người Texas, vốn là người nhập cư Mỹ nói tiếng Anh, muốn nước Cộng hòa mới thành lập sáp nhập vào Mỹ. Washington khi đó không tỏ ra mặn mà với việc sáp nhập Texas vào nhà nước liên bang. Chính phủ Mexico cũng tuyên bố cứng rắn, rằng bất kỳ nỗ lực sáp nhập nào của Mỹ nào cũng sẽ dẫn đến chiến tranh.

Năm 1845, cựu thống đốc bang Tennessee, James K. Polk đắc cử và trở thành Tổng thống Mỹ thứ 11. Ông Polk là người ủng hộ học thuyết Vận mệnh Hiển nhiên, trong đó tin rằng Texas cần phải trở thành một phần của nước Mỹ. Ông Polk cũng nhắm tới các vùng đất trù phú ở California, New Mexico và các khu vực khác nay được gọi chung là vùng Tây Nam nước Mỹ.

Kết thúc chiến tranh, Mexico mất 55% diện tích lãnh thổ vào tay Mỹ.

Kết thúc chiến tranh, Mexico mất 55% diện tích lãnh thổ vào tay Mỹ.

Ông Polk từng nhiều lần đề nghị Mexico nhượng lại lãnh thổ nhưng bị từ chối. Căng thẳng giữa hai quốc gia láng giềng cũng leo thang do tranh chấp biên giới ở khu vực sông Rio Grande.

Khi lên nắm quyền tháng 3/1945, ông Polk đã khuyến khích Cộng hòa Texas đồng ý sáp nhập vào Mỹ. Sau khi đa số người dân Texas đồng thuận, Tổng thống Mỹ Polk đã ký sắc lệnh chấp nhận Texas là bang thứ 28 của nước Mỹ vào ngày 29/12/1845. 

Ngày 25/4/1846, kỵ binh Mexico bất ngờ tấn công một nhóm binh sĩ Mỹ tuần tra ở Texas trong vùng tranh chấp khiến 21 người thương vong và 59 người bị bắt làm tù binh.

Quân đội Mexico sau đó vây thành Texas ở khu vực sông Rio Grande. Tướng Mỹ Zachary Taylor gọi tiếp viện và với súng trường, pháo uy lực hơn, quân Mỹ đã đánh bại Mexico trong trận Palo Alto và Resaca de la Palma. Hai trận đánh này đều diễn ra ở Texas.

Tổng thống Mỹ Polk đã yêu cầu Quốc hội phải đáp trả mạnh mẽ. Hai ngày sau, ngày 13/5/1846, Quốc hội Mỹ tuyên chiến với Mexico nhưng Mexico không có lời tuyên chiến đáp trả.

Quân Mỹ tiến vào lãnh thổ Mexico 

Mở đầu chiến dịch là những bước tiến thần tốc của quân đội Mỹ nhằm kiểm soát các vùng lãnh thổ giáp biên giới.

Một nhánh quân Mỹ do tướng Stephen W. Kearny chỉ huy tiến về phía tây, nhằm kiểm soát hai khu vực nay là California và New Mexico.

Tướng Kearny tiến vào thủ phủ Santa Fe, lập ra bang New Mexico mà không tốn một phát đạn vào ngày 15/8/1846. Một nhánh quân Mỹ khác tiến sâu về phía nam, đánh bật lực lượng phòng thủ Mexico ở thành Monterrey, phía nam Texas, vào tháng 9/1846. Santa Fe là tên người Tây Ban Nha đặt cho thành phố hình thành từ năm 1610 và sau này vẫn được Mexico, Mỹ sử dụng.

Trong chiến dịch ở California (theo cách gọi sau này của người Mỹ), các lực lượng Mỹ đối mặt sự chống trả quyết liệt của quân Mexico và đến ngày 10/1/1847 mới kiểm soát được thành Los Angeles, buộc phe phòng thủ Mexico ở California đầu hàng.

Quân Mỹ chia làm 4 hướng tiến công lãnh thổ Mexico.

Quân Mỹ chia làm 4 hướng tiến công lãnh thổ Mexico.

Với những thất bại liên tiếp, Mexico quay sang nhờ cậy tướng Antonio Lopez de Santa Anna, người sống lưu vong ở Cuba.

Santa Anna chỉ huy quân đội Mexico và tham gia vào nhiều trận đánh ác liệt, đến tháng 5/1847 trở thành Tổng thống Mexico.

Một nhánh quân chủ lực Mỹ do tướng Winfield Scott chỉ huy vượt qua phòng tuyến Mexico, đổ bộ ở Veracruz và kiểm soát thành phố ven biển này. Đoàn quân 20.000 người tiến thẳng tới thủ đô Mexico City vào bao vây thành phố vào tháng 9/1847.

Sau 9 ngày giao tranh, quân đội Mexico tổn thất 30% lực lượng trong số 13.000 quân phòng thủ và buộc phải rút khỏi thành phố. Phía Mỹ chỉ tổn thất chưa tới 10%, tương đương 1.651 binh sĩ.

Sau trận này, Mexico chuyển sang phát động chiến tranh du kích, phá hoại mạng lưới hậu cần của Mỹ. Nhưng về cơ bản, cuộc chiến đã ngã ngũ, và Tổng thống Santa Anna từ chức. Mỹ không muốn kiểm soát hoàn toàn Mexico, chờ đợi một chính phủ mới sẵn sàng đàm phán.

Ngày 2/2/1848, Mỹ và Mexico ký thỏa thuận chấm dứt chiến tranh. Mexico đồng ý nhượng lại 55% diện tính lãnh thổ cho Mỹ, tương đương 2,3 triệu km2 hay bằng diện tích Tây Âu, gồm các vùng California, Nevada, Utah, New Mexico, Arizona, Colorado, Oklahoma, Kansas và Wyoming.

Mexico cũng từ bỏ các tuyên bố chủ quyền với vùng Texas, công nhận con sông Rio Grande là đường phân định biên giới tự nhiên với Mỹ.

Mỹ trả cho Mexico 15 triệu USD coi như khoản tiền mua lại các vùng lãnh thổ mới và đồng ý thanh toán các khoản tiền chính phủ Mexico còn nợ công dân Mỹ sinh sống trên lãnh thổ nước này.

Sau chiến tranh Mỹ - Mexico, nước Mỹ chỉ ổn định trong một thời gian ngắn, trước khi cuộc nội chiến Mỹ nổ ra vào năm 1861.

_________________________

Những người Mỹ đầu tiên đặt chân tới quần đảo Hawaii như thế nào. Cuộc sống của người dân bản địa trên đảo ra sao khi đó và điều gì khiến quần đảo sáp nhập vào Mỹ? Mời độc giả đón đọc bài kỳ 2 xuất bản 19h ngày 12/2/2023.

XEM THÊM CÁC KỲ
1 2 3Kỳ mới nhất

Nguồn: [Link nguồn]

Đại phá quân Mông Cổ - trận đánh làm thay đổi mãi mãi lịch sử nước Nga

Trước quân Mông Cổ hung tàn, trận Kulikovo là lần đầu tiên người Nga cho thấy họ có thể vùng lên mạnh mẽ và trở thành một phần quan trọng của lịch sử châu Âu.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - Tổng hợp ([Tên nguồn])
Những lần Mỹ mở rộng lãnh thổ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN