Mỹ lép vế trước Nga và TQ về tên lửa siêu thanh

Công nghệ tên lửa siêu thanh của Nga và Trung Quốc sẽ đe dọa vị thế thống trị toàn cầu của Mỹ, theo một báo cáo mới công bố.

Mỹ lép vế trước Nga và TQ về tên lửa siêu thanh - 1

Tên lửa siêu thanh được trưng bày tại một triển lãm ở Nga.

Báo cáo do Ủy ban không quân Mỹ về nhu cầu phòng thủ chống lại hệ thống vũ khí tốc độ cao, cảnh báo vị thế thống trị toàn cầu của Washington sẽ bị đe dọa bởi công nghệ tên lửa siêu thanh từ Trung Quốc và Nga. Trong khi đó, những nỗ lực phát triển công nghệ này của Mỹ đang tụt lại phía sau do thiếu kinh phí.

Tên lửa siêu thanh được định nghĩa là vũ khí di chuyển với tốc độ gấp 5 lần âm thanh (Mach 5) hay có khả năng tránh các hệ thống phòng thủ tên lửa hiện nay, được phát triển để chống lại tên lửa đạn đạo.

“Mỹ có thể đang đối mặt với đe dọa từ lớp vũ khí mới kết hợp hiệu quả các ưu thế tốc độ, khả năng linh hoạt và độ cao theo cách có thể thách thức chiến lược phòng thủ, tiếp cận và cường quốc toàn cầu của Washington”,  Mark J. Lewis, chủ tịch Ủy ban không quân Mỹ về nhu cầu phòng thủ chống lại hệ thống vũ khí tốc độ cao, cho biết.

Với nhiệm vụ nghiên cứu các phương án phòng thủ chống lại tên lửa siêu thanh, hay còn được gọi là vũ khí di chuyển tốc độ cao (HSMW), ủy ban của Không quân Mỹ cho rằng đây là một yêu cầu khó thực hiện và cách phòng thủ tốt nhất là Mỹ phát triển HSMW riêng có khả năng tấn công.

Hiện tại, Trung Quốc và Nga đã thử nghiệm các loại vũ khí HSMW có thể gây đe dọa đối với lực lượng vũ trang Mỹ ở trong nước cũng như nước ngoài.

Mỹ cũng đã sớm nghiên cứu phát triển vũ khí siêu thanh, với tập đoàn Boeing phát triển tên lửa tên X-51 WaveRider có khả năng bay ở tốc độ siêu thanh hơn 3 phút trong cuộc thử nghiệm vào tháng 5.2013.

Theo hãng tin TASS, một số đầu đạn của Nga đã có khả năng bay với tốc độ siêu thanh ở giai đoạn cuối, bao gồm tên lửa tầm xa RS-24 Yars và RS-26 Rubezh cùng tên lửa chiến thuật Iskander-M.

Mặc dù vây, Nga hiện tại không sở hữu tên lửa có khả năng duy trì tốc độ siêu thanh trong suốt quá trình bay và công nghệ này vẫn còn cách xa nhiều năm. Công ty vũ khí tên lửa chiến thuật của Nga hy vọng sẽ sản xuất được một tên lửa như vậy vào năm 2020.

Một trong những trở ngại chính để phát triển tên lửa siêu thanh là đám mây plasma hình thành quanh tên lửa di chuyển ở tốc độ Mach 5. Nó làm mất liên lạc vô tuyến và vô hiệu hóa hệ thống điều khiển, một nguồn tin của ngành công nghiệp quốc phòng Nga cho biết.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Huy Phong (Theo RT) ([Tên nguồn])
Vũ khí quân sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN