Mỹ: Hàng tỉ con cua tuyết biến mất khỏi vùng biển Alaska gây lo ngại

Sự kiện: Tin tức Mỹ

Nhà chức trách bang Alaska, Mỹ tuần qua đã lần đầu tiên thông báo hủy mùa đánh bắt cua tuyết, cho biết quần thể cua tuyết sống ở biển Bering đã giảm đến mức “gây sốc”, xuống dưới ngưỡng quy định

Quần thể cua tuyết Alaska đang suy giảm mạnh.

Quần thể cua tuyết Alaska đang suy giảm mạnh.

Bên cạnh quyết định hủy bỏ mùa đánh bắt cua tuyết, chính quyền bang Alaska cũng quyết định hủy mùa đánh bắt cua hoàng đế đỏ tại vịnh Bristol do số cá thể của loài này không đạt ngưỡng tối thiểu để đánh bắt một cách bền vững.

Con số thực tế được công bố đã tạo ra một cú sốc, theo CNN. Số lượng cua tuyết giảm từ khoảng 8 tỷ con vào năm 2018 xuống còn 1 tỷ con vào năm 2021, theo Benjamin Daly, một nhà nghiên cứu làm việc tại cơ quan quản lý đánh bắt thủy sản bang, nói.

"Cua tuyết cho đến nay là loài được đánh bắt nhiều nhất trong số các loài cua biển Bering được phép đánh bắt thương mại", chuyên gia Daly nói trên CNN. "Việc hàng tỉ con cua tuyết biến mất là điều gây sốc".

Đây cũng là năm thứ hai liên tiếp nhà chức trách bang Alaska thông báo hủy mùa đánh bắt cua hoàng đế đỏ tại vịnh Bristol.

Nhà chức trách nêu lý do đánh bắt quá mức là nguyên nhân mùa đánh bắt năm nay bị hủy. Mark Stichert, điều phối viên quản lý thủy sản của bang, nói ngày càng nhiều cua bị đánh bắt ngoài đại dương hơn số lượng sinh trưởng thực tế

Hàng tỉ con cua đã biến mất do tác động của biến đổi khí hậu.

Hàng tỉ con cua đã biến mất do tác động của biến đổi khí hậu.

"Nói cách khác, số lượng cua tuyết đang ngày càng sụt giảm mạnh", Stichert giải thích.

Trong các cuộc khảo sát được thực hiện vào năm 2021 và 2022, số lượng cua tuyết đực trưởng thành đã giảm khoảng 40%. “Đây là một mức độ suy giảm đáng sợ", Stichert nói.

Michael Litzow, giám đốc phòng thí nghiệm Kodiak trực thuộc Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương quốc gia Mỹ (NOAA), nói: "Hoạt động đánh bắt quá mức được giới chức bang Alaska đánh giá dựa trên quần thể cua tuyết hiện tại, còn nguyên sâu xa nằm ở yếu tố khác".

Litzow nói biến đổi khí hậu do con người gây ra là một trong số các nguyên nhân chính. Cua tuyết là loài sống ở vùng nước lạnh và được tìm thấy sống tập trung ở những nơi có nhiệt độ nước dưới 2 độ C, Litzow cho biết. Khi các đại dương ấm lên và băng biến mất, vùng biển xung quanh Alaska đang trở nên không phù hợp để loài cua này sinh trưởng.

Nhiệt độ xung quanh Bắc Cực đã ấm lên nhanh hơn 4 lần so với phần còn lại của hành tinh. Biến đổi khí hậu đã gây ra sự biến mất nhanh chóng của băng ở khu vực Bắc Cực, đặc biệt là ở vùng biển Bering thuộc Alaska.

Theo Stichert, quần thể cua tuyết Alaska có thể phục hồi trong 3-4 năm tới, khi những con cua nhỏ đạt đến độ tuổi trưởng thành và đóng góp vào sự tăng trưởng trở lại của quần thể.

"Đây là một tín hiệu lạc quan. Những giai đoạn khí hậu lạnh đan xen giữa biến đổi khí hậu là tin tốt đối với cua tuyết", Litzow cho biết, theo CNN.

Nguồn: [Link nguồn]

Mức độ hủy diệt kinh hoàng của “bom hẹn giờ khủng khiếp nhất Trái đất”

Một siêu núi lửa ẩn sâu 11km dưới mực nước biển, có thể tạo ra khu vực thảm họa lớn gấp 10 triệu lần "Khu vực số 0" trong vụ khủng bố ngày 11.9 ở Mỹ.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo MINH AN - CNN ([Tên nguồn])
Tin tức Mỹ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN