Mỹ đang viết lại một học thuyết răn đe hạt nhân mới

Sự kiện: Tin tức Mỹ

Mỹ đang viết lại một học thuyết răn đe hạt nhân mới và cần thêm người làm việc về cách ngăn chặn chiến tranh hạt nhân trong bối cảnh đồng thời phải đối mặt các mối đe doạ từ Nga và Trung Quốc, chỉ huy hàng đầu của kho vũ khí hạt nhân Mỹ cho biết.

Mỹ đang viết lại một học thuyết răn đe hạt nhân mới - 1

Các quan chức tại Bộ Tư lệnh Chiến lược (STRATCOM) quân đội Mỹ đã phản ứng với cách thức các mối đe dọa từ Mátxcơva và Bắc Kinh thay đổi trong năm nay, Tư lệnh STRATCOM, Đô đốc Hải quân Mỹ Chas Richard, cho biết.

Khi các lực lượng Nga bắt đầu tiến hành chiến dịch quân sự tại Ukraine, Richard đã đưa ra tài liệu đánh giá đầu tiên về những gì Mỹ cần thực hiện để tránh một cuộc chiến tranh hạt nhân sau này. Nhưng những nhận định về Trung Quốc đã khiến Richard đưa ra một yêu cầu bất thường với các chuyên gia được tập hợp tại Hội nghị chuyên đề phòng thủ tên lửa và không gian ở Huntsville, Alabama ngày 11/8.

“Chúng ta phải tính đến các mối đe dọa ba bên”, Richard nói. “Đó là điều chưa từng có trong lịch sử của quốc gia này (Mỹ). Chúng ta chưa bao giờ phải đối mặt hai đối thủ có khả năng hạt nhân ngang hàng cùng một lúc, những lực lượng phải được ngăn chặn theo cách khác nhau”.

Sự cần thiết của một học thuyết răn đe mới được đưa ra khi chuyên môn thể chế của Mỹ về tránh chiến tranh hạt nhân đã bị suy giảm, Richard nói.

“Vì vậy, chúng ta cần viết lại học thuyết răn đe, tôi sẽ nói với bạn rằng chúng tôi đang làm điều đó tại STRATCOM một cách hết sức mạnh mẽ”, Richard nói.

Sau khi Nga mở màn chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, Mỹ đã thành lập các đội chỉ huy hạt nhân trên máy bay E-6 Mercury “Looking Glass”, thực chất là những chiếc Boeing 707 được quân sự hóa, trong các hoạt động trên không kéo dài. Các nhà lãnh đạo quân sự Mỹ cũng đã làm việc để đưa các bộ chỉ huy chiến đấu khác của mình hoạt động tương tự khi cố gắng kiềm chế Nga.

STRATCOM cũng đã thực hiện các bước đi để phát triển vượt qua học thuyết răn đe hạt nhân truyền thống về “sự đảm bảo hủy diệt lẫn nhau”, cho rằng bất kỳ việc sử dụng vũ khí hạt nhân nào cũng sẽ dẫn đến việc sử dụng trả đũa và tiêu diệt hoàn toàn tất cả các bên.

Đó là bởi vì ngay từ khi bắt dầu chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã cho rằng Mátxcơva có thể đáp trả bằng vũ khí hạt nhân trước bất kỳ sự can thiệp nào của phương Tây vào tình hình Ukraine. Các quan chức Mỹ lo ngại, điều đó có thể có nghĩa là Nga có thể sử dụng các đầu đạn nhỏ hơn với số lượng hạn chế vào các mục tiêu cụ thể, thay vì phát động cuộc chiến nhiệt hạch toàn cầu.

Mỹ đang viết lại một học thuyết răn đe hạt nhân mới - 1

Tên lửa Minuteman III của Mỹ được phóng đi trong buổi thử nghiệm ngày 11/08/2021. Ảnh: Lực lượng Không gian Mỹ.

Các mối đe dọa đã thúc đẩy STRATCOM phản ứng

“Chúng tôi đã có một số thứ tốt hơn cho hai bên mà thực sự hoạt động khá tốt trong cuộc khủng hoảng hiện nay”, Richard nói. “Phi tuyến tính, liên kết, hành vi hỗn loạn, không có khả năng dự đoán - tất cả các thuộc tính không xuất hiện trong lý thuyết răn đe cổ điển”.

“Nhưng đó là phiên bản hai bên”, Richard nói. Và không tính đến những diễn biến đáng lo ngại trong năng lực siêu vượt âm có thể mang đầu đạn hạt nhân của Trung Quốc, lập trường của nước này đối với Đài Loan (Trung Quốc), những bài học mà Bắc Kinh đang rút ra từ phản ứng của phương Tây đối với Ukraine, hoặc khả năng Trung Quốc và Nga có thể thấy thuận lợi khi kết hợp tham vọng của họ và buộc Mỹ phải đối mặt với các mối đe dọa hạt nhân đồng thời.

“Nga và Trung Quốc có khả năng đơn phương, bất cứ khi nào họ quyết định, để có thể leo thang đến bất kỳ mức độ bạo lực nào trong bất kỳ lĩnh vực nào. Họ có thể làm điều đó trên toàn thế giới và họ có thể làm điều đó với bất kỳ công cụ quyền lực quốc gia nào. Chúng tôi chỉ không quen với việc đối phó với các cuộc cạnh tranh và đối đầu như vậy”, Richard nói.

Nguồn: [Link nguồn]

Quan hệ Nga - Mỹ xuống đáy và nguy cơ Chiến tranh Lạnh 2.0

Mối quan hệ vốn đã giá lạnh giữa hai cường quốc hàng đầu thế giới là Nga và Mỹ càng rơi sâu thêm xuống đáy sau khi xảy ra cuộc xung đột quân sự tại Ukraine, khiến thế...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Trung Thành (Defenseone) ([Tên nguồn])
Tin tức Mỹ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN