Mỹ chấp nhận xuống nước với Trung Quốc

Vấp phải sự phản đối quyết liệt từ Bắc Kinh, các nhà đàm phán Mỹ đã hạ thấp đòi hỏi rằng Trung Quốc phải bỏ hỗ trợ công nghiệp để hai nước có thể đạt được thoả thuận, Reuters dẫn 2 nguồn tin cho biết.

Mỹ chấp nhận xuống nước với Trung Quốc - 1

Hai đoàn đàm phán thương mại Mỹ - Trung trong phiên đàm phán tại Washington ngày 21/2/2019. (Ảnh: Reuters)

Hai nền kinh tế thế giới đã trải qua 9 tháng chiến tranh thương mại, gây tổn thất hàng tỷ đô la, ảnh hưởng xấu đến các thị trường tài chính và làm đảo lộn các chuỗi cung ứng.

Chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tăng thuế lên 250 tỷ USD hàng nhập từ Trung Quốc để đòi Trung Quốc chấm dứt một số chính sách, trong đó có hỗ trợ công nghiệp mà Mỹ nói là làm giảm khả năng cạnh tranh của các công ty Mỹ trước các đối thủ Trung Quốc. Trung Quốc đáp lại bằng các biện pháp thuế trả đũa Mỹ.

Vấn đề hỗ trợ công nghiệp rất gai góc vì chúng đan xen với chính sách công nghiệp của chính phủ Trung Quốc. Bắc Kinh thực hiện hỗ trợ và giảm thuế cho các công ty nhà nước và các ngành được coi là có vai trò chiến lược cho phát triển lâu dài. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã và đang củng cố vai trò của nhà nước trong nhiều khía cạnh của nền kinh tế.

Nhằm thúc đẩy một thoả thuận với Trung Quốc vào tháng sau, các nhà đàm phám Mỹ đã phải nhượng bộ so với đòi hỏi ban đầu của họ về vấn đề hỗ trợ công nghiệp và tập trung vào những lĩnh vực khác mà họ nghĩ là Trung Quốc dễ chấp nhận hơn, các nguồn tin cho biết.

Đó là những vấn đề chuyển giao công nghệ ép buộc, cải thiện bảo vệ sở hữu trí tuệ và mở rộng tiếp cận thị trường Trung Quốc. Bắc Kinh đã có tín hiệu sẽ nhượng bộ trong những vấn đề đó.

“Nếu các nhà đàm phán Mỹ định nghĩa thành công là là thay đổi cách vận hành của nền kinh tế Trung Quốc thì điều đó sẽ không bao giờ xảy ra”, Reuters dẫn lời một nguồn tin nắm được tiến trình đàm phán cho biết.

“Một thoả thuận khiến ông Tập trông yếu thế sẽ không phải điều ông Tập muốn. Dù thoả thuận là gì thì cũng tốt hơn trước đây, nhưng sẽ là không đủ đối với một số người. Tuy nhiên, đó là chính trị”, nguồn tin nói.

Một trong những điểm nghẽn trong đàm phán là việc loại bỏ chính sách tăng thuế lên 250 tỷ USD hàng Trung Quốc. Dư luận cho rằng các nhà đàm phán Mỹ sẽ duy trì mức tăng thuế nhất định lên hàng Trung Quốc, biện pháp mà Washington coi là để trả đũa cho nhiều năm hứng chịu tổn thất vì các cách làm thương mại không công bằng của Bắc Kinh.

Vai trò của các công ty nhà nước trong thoả thuận này có thể có lợi cho Mỹ. Chính quyền Trump muốn Trung Quốc mua hàng nghìn tỷ đô la hàng Mỹ trong 6 năm tới để giảm thâm hụt thương mại. Các công ty nhà nước Trung Quốc có thể thực hiện điều đó, các nguồn tin cho biết.

Một điểm mâu thuẫn nữa giữa hai nước là viễn thông. Nhưng Trung Quốc sẽ gia tăng vai trò của nhà nước trong ngành này, thay vì giảm bớt, nguồn tin cho biết.

Sức ép từ Mỹ lên các đồng minh phải giảm hợp tác với các công ty công nghệ viễn thông Trung Quốc như Huawei cho thể khiến chính phủ tăng cường hỗ trợ để phát triển ngành này trong nước.

Mỹ “xuống nước” mong tiếp tục đàm phán với Triều Tiên, Nga bình luận gì?

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo ngày 15/3 bày tỏ hy vọng tiếp tục đàm phán với Triều Tiên về vấn đề phi hạt nhân hóa...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo BÌNH GIANG ([Tên nguồn])
Quan hệ Mỹ - Trung Quốc Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN