Mátxcơva: Đạn chùm do Mỹ cung cấp sẽ không ảnh hưởng đến hoạt động quân sự của Nga

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova ngày 8/7 cho biết quyết định của Washington trong việc chuyển giao đạn chùm cho Ukraine chỉ cho thấy Kiev và các đồng minh phương Tây đang “bất lực” trong việc thay đổi tình hình ở tiền tuyến.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova. Ảnh: RT

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova. Ảnh: RT

Bà Zakharova lưu ý rằng việc sử dụng loại đạn dược này hầu như không ảnh hưởng đến chiến dịch quân sự của Nga, nhưng sẽ gây ra “hậu quả nghiêm trọng” đối với dân thường. Bom đạn chùm từng được sử dụng ở Trung Đông và các khu vực khác trên thế giới. Trong đó các quả đạn nhỏ có thể không phát nổ sau một thời gian dài, nhưng sẽ khiến dân thường bị thương nếu họ vô tình chạm vào nhiều năm sau đó.

Người phát ngôn gọi đây là một “vũ khí kỳ diệu khác mà Washington và Kiev đang đặt cược vào mà không nghĩ đến những hậu quả khắc nghiệt”.

“Thông qua việc viện trợ bom đạn chùm, Washington trên thực tế trở thành một bên tham gia rải mìn lãnh thổ Ukraine và sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm về cái chết của cả trẻ em Nga và Ukraine”, bà nhấn mạnh.

Bà Zakharova nói rằng việc tiếp tục mở rộng cung cấp vũ khí cho Kiev là nhằm mục đích “tăng nguy cơ trong cuộc xung đột này lên mức tối đa”. Những hành động như vậy “cho thấy Mỹ và các đồng minh ngày càng tham gia nhiều hơn vào các động thái thù địch”.

Theo bà, đây là một ví dụ khác về “đường lối tích cực chống Nga” của Mỹ. Bà nhấn mạnh rằng Washington đang tìm cách kéo dài cuộc xung đột càng lâu càng tốt và biến nó thành “cuộc chiến đến người Ukraine cuối cùng”.

Nhà Trắng và Lầu Năm Góc xác nhận hôm thứ Sáu rằng Mỹ sẽ gửi các loại đạn thông thường cải tiến có mục đích kép (DPICM) tới Ukraine. Một trong những lý do được đưa ra là phương Tây đang thiếu đạn pháo 155mm thông thường.

Thứ trưởng Bộ Quốc phòng phụ trách Chính sách Colin Kahl nói với các phóng viên tại Lầu Năm Góc rằng quyết định này được đưa ra vì "sự cấp bách" và mong muốn tiếp tục chiến đấu của người Ukraine.

Tuy nhiên, một số đồng minh của Mỹ đã đặt câu hỏi về động thái trên. Ngày 7/7, Bộ trưởng Ngoại giao Đức Annalena Baerbock nói rằng Berlin đang tuân thủ các thỏa thuận cấm bom chùm. Áo, quốc gia không phải là thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), cho biết phương Tây sẽ gửi tín hiệu sai nếu những loại vũ khí như vậy được đưa đến khu vực xung đột.

Thủ tướng Anh Rishi Sunak nói với các phóng viên ngày 8/7 rằng London “đã ký kết một công ước cấm sản xuất hoặc sử dụng bom, đạn chùm và không khuyến khích việc sử dụng chúng". Tuy nhiên, ông Sunak tránh chỉ trích trực tiếp Mỹ.

Việc sử dụng bom chùm cũng bị Liên Hợp Quốc và Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) phản đối. Các loại đạn này đã bị cấm theo một công ước của Liên Hợp Quốc vào năm 2008. Hơn 110 quốc gia đã ký kết công ước kể từ đó.

Nguồn: [Link nguồn]

Tổng thống Ukraine đăng video thăm Đảo Rắn trên Biển Đen

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 8/7 công bố một đoạn video về chuyến thăm của ông tới Đảo Rắn nằm trên Biển Đen. Đoạn video được đăng tải đúng thời điểm tròn...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Minh Hạnh ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN