Lý do Mỹ phải huy động máy bay thời Chiến tranh Lạnh giám sát khí cầu TQ trước khi bắn hạ

Không quân Mỹ đã huy động máy bay trinh sát tầm cao U-2S Dragon Lady để theo dõi và thu thập thông tin khi chiếc khí cầu Trung Quốc bay qua nhiều bang của Mỹ, một quan chức quốc phòng Mỹ xác nhận.

Mỹ đã huy động máy bay trinh sát tầm cao U-2S để giám sát khí cầu do thám Trung Quốc.

Mỹ đã huy động máy bay trinh sát tầm cao U-2S để giám sát khí cầu do thám Trung Quốc.

Theo tờ The Drive, quan chức quốc phòng giấu tên ngày 6/2 đã xác nhận việc không quân huy động máy bay trinh sát U-2S để giám sát khinh khí cầu do thám của Trung Quốc.

Không rõ thời điểm nào không quân Mỹ huy động chiếc U-2S. Khí cầu Trung Quốc được cho là xâm nhập không phận Mỹ vào ngày 28/1, sau đó bay sang không phận Canada trong hai ngày và quay trở lại Mỹ vào ngày 31/1.

Quân đội Mỹ sau đó đã theo dõi sát sao hành trình của khí cầu cỡ lớn này và quyết định bắn hạ vào ngày 4/2, khi khí cầu bay ra khu vực ngoài khơi bang South Carolina ở Đại Tây Dương.

Máy bay trinh sát tầm cao U-2 lần đầu xuất hiện năm 1955.

Máy bay trinh sát tầm cao U-2 lần đầu xuất hiện năm 1955.

Khí cầu bay ở độ cao khoảng 18.000 - 21.000 mét trong không phận Mỹ, vượt trần bay của các chiến đấu cơ thông thường. Đây là lý do không quân Mỹ huy động máy bay trinh sát U-2S. Mẫu máy bay này có trần bay 24.000 mét nhưng phi công cần mặc đồ bảo hộ chuyên dụng. Tiêm kích đánh chặn MiG-31 của Không quân Nga được cho là trần bay vượt mẫu U-2, lên tới 25.000 mét.

Theo báo Mỹ The Drive, ít nhất hai chiếc U-2S được không quân Mỹ huy động để giám sát khí cầu Trung Quốc. Hai máy bay này có tên gọi là Dragon 01 và Dragon 99.

Phi công điều khiển chiếc U-2 phải mặc đồ bảo hộ chuyên dụng giống như các phi hành gia.

Phi công điều khiển chiếc U-2 phải mặc đồ bảo hộ chuyên dụng giống như các phi hành gia.

Máy bay trinh sát U-2 bay phía trên khí cầu giúp chụp lại các bức ảnh chi tiết về vật thể, cũng như mẫu máy bay này có thể lắp đặt nhiều loại cảm biến để thu thập tín hiệu liên lạc và thông tin tình báo.

Theo báo Mỹ, các dữ liệu mà máy bay U-2 thu thập được truyền tải về sở chỉ huy dưới mặt đất gần như ngay lập tức. The Drive nhận định, các bức ảnh khí cầu mà máy bay U-2 chụp lại có thể giúp quân đội Mỹ đánh giá năng lực và tìm hiểu về các tính năng của mẫu khí cầu này.

Tuần trước, Trung Quốc lên tiếng khẳng định rằng đây là khí cầu dân sự dùng để thu thập thông tin khí tượng và việc nó bay lạc sang không phận Mỹ là điều bất khả kháng.

Tiêm kích F-22 của không quân Mỹ đã bắn hạ khí cầu vào ngày 4/2.

Tiêm kích F-22 của không quân Mỹ đã bắn hạ khí cầu vào ngày 4/2.

Báo Mỹ cho rằng, thông qua chiếc U-2S, quân đội Mỹ sẽ nắm được việc khí cầu Trung Quốc có duy trì tín hiệu liên lạc vệ tinh hay không.

Cuối cùng, trinh sát cơ tầm cao U-2S không chỉ có năng lực thu thập thông tin mà còn có thể đóng vai trò là mẫu máy bay tác chiến điện tử, làm nhiễu tín hiệu liên lạc giữa khí cầu và vệ tinh (nếu có).

Máy bay trinh sát U-2 lần đầu xuất hiện vào năm 1955 trong giai đoạn Chiến tranh Lạnh.

Năm 1960, Liên Xô bắn hạ một chiếc U-2 do phi công Mỹ điều khiển bằng tên lửa phòng không (SAM). Năm 1962, một chiếc U-2 khác của Mỹ bị bắn rơi trong cuộc Khủng hoảng Tên lửa Cuba. Trong giai đoạn năm 1962 - 1965, Trung Quốc bắn rơi 4 chiếc U-2 do phi công Đài Loan điều khiển. 

Sau Chiến tranh Lạnh, Mỹ tiếp tục sử dụng máy bay trinh sát tầm cao U-2 trong các cuộc xung đột ở Afghanistan, Iraq và tham gia các sứ mệnh của NATO.

Mỹ đã nâng cấp các máy bay U-2 lên phiên bản U-2S vào năm 2012. Không quân Mỹ hiện sở hữu khoảng 33 chiếc U-2S, theo Daily Mail.

Nguồn: [Link nguồn]

Vụ khinh khí cầu Trung Quốc: Tướng Mỹ thừa nhận thiếu sót trong quá khứ

Tướng Mỹ chịu trách nhiệm bắn hạ khinh khí cầu Trung Quốc hôm 6-2 thừa nhận quân đội nước này trước đó đã không phát hiện những quả khinh khí cầu tương tự.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hoàng Anh - The Drive ([Tên nguồn])
Vũ khí quân sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN