Lực lượng người tị nạn Tây Tạng giúp Ấn Độ chiếm cao điểm biên giới: Báo TQ viết gì?

Căng thẳng biên giới Trung - Ấn gần đây đang làm nổi bật vai trò của một đơn vị bí ẩn, dưới cái tên Lực lượng Biên giới Đặc nhiệm Ấn Độ (SFF). Đây là những người Tây Tạng tị nạn, được Ấn Độ huấn luyện và sử dụng nhằm chiếm lĩnh nhiều cao điểm quan trọng ở Đường kiểm soát thực tế (LAC), Thời báo Hoàn cầu đưa tin.

Thông tin về lực lượng SFF đối với quân đội Ấn Độ là vô cùng bí mật (ảnh: India Today)

Thông tin về lực lượng SFF đối với quân đội Ấn Độ là vô cùng bí mật (ảnh: India Today)

Tuy nhiên, theo giới phân tích Trung Quốc, lực lượng SFF không hề mạnh và đông như nhiều người nghĩ. Số lượng tối đa chỉ có thể lên tới 1.000 quân. SFF cũng không đủ tinh nhuệ và chỉ được quân đội Ấn Độ sử dụng như “bia đỡ đạn” ở LAC.

Theo Thời báo Hoàn cầu, sức mạnh và năng lực của SFF đã bị truyền thông Ấn Độ “thổi phồng” quá mức.

Qian Feng – Giám đốc tại Viện Chiến lược Quốc gia thuộc Đại học Thanh Hoa, Trung Quốc – cho rằng, mặc dù quân đội Ấn Độ tuyên bố sử dụng SFF để “đánh phủ đầu” lực lượng Trung Quốc tại LAC, nhưng việc một lính SFF thiệt mạng và một người khác bị thương đã cho thấy đơn vị này không hề tinh nhuệ như “quảng cáo”.

“Một người chết và một người bị thương trong khi làm nhiệm vụ cho thấy khả năng của SFF chẳng có gì đáng ngại. Họ không hề tinh nhuệ mà chỉ được Ấn Độ sử dụng như bia đỡ đạn”, ông Qian nói.

“SFF được Ấn Độ thành lập từ sau năm 1962. Người Tây Tạng nổi tiếng với sự bền bỉ, thông thạo địa hình và khả năng tác chiến tầm cao. Có một khoảng thời gian, SFF được sử dụng để do thám quân đội Trung Quốc.

Hiện tại, tầm quan trọng của SFF đã suy giảm đáng kể trong quận đội Ấn Độ. Số lượng của đơn vị này cũng đã giảm, SFF hiện chỉ còn nhiều nhất 1.000 quân. Quân đội Ấn Độ không mấy tin tưởng vào người ngoại quốc. Do đó, hầu hết người Tây Tạng tị nạn không có vị trí cao trong quân đội”, ông Qian nói.

Tuy nhiên, truyền thông Ấn Độ và một số báo có tiếng của phương Tây như Reuters lại cho rằng, người tị nạn Tây Tạng được Ấn Độ đào tạo bài bản, tinh nhuệ và góp phần quan trọng trong việc chiếm cứ những cao điểm then chốt tại LAC “ngay trước mắt” quân đội Trung Quốc.

Theo Reuters, SFF hiện có khoảng 3.500 người, đa số là người Tây Tạng tị nạn.

Hồ Pangong – điểm nóng tranh chấp mới giữa Trung Quốc và Ấn Độ tại LAC (ảnh: India Today)

Hồ Pangong – điểm nóng tranh chấp mới giữa Trung Quốc và Ấn Độ tại LAC (ảnh: India Today)

“Trung Quốc kiên quyết phản đối bất kỳ quốc gia nào cung cấp điều kiện thuận lợi dưới mọi hình thức cho lực lượng ly khai Tây Tạng”, Hoan Xuân Oánh – phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc – phát biểu hôm 2.9.

Đối với nhiều người Ấn Độ và truyền thông quốc tế, việc một số thông tin về SFF được tiết lộ thời gian gần đây là “hoàn toàn mới mẻ”. Hầu hết thông tin về lực lượng này đều được quân đội Ấn Độ giữ bí mật, theo India Today.

Với nhiệm vụ chiếm lĩnh nhiều cao điểm gần đây, SFF được cho là lần đầu tiên xuất hiện ở LAC. Trước đó, lực lượng này chủ yếu hoạt động ở biên giới giữa Ấn Độ - Pakistan.

Theo India Today, việc Ấn Độ tung SFF lên LAC chủ yếu nhằm khiến quân đội Trung Quốc bất ngờ và chiến lược này đã cho thấy hiệu quả.

SFF được huấn luyện bởi cả quân đội Ấn Độ và Cơ quan Tình báo Trung ương (CIA) của Mỹ. Họ được tuyển chọn, đào tạo kỹ lưỡng và rất giỏi tác chiến ở vùng núi cao.

Nguồn: [Link nguồn]

Vì sao quân đội TQ không chiếm lĩnh được các tiền đồn biên giới từ tay Ấn Độ?

Trong những ngày gần đây, quân đội Ấn Độ đã chuyển từ việc kiểm soát biên giới sang chế độ phòng thủ biên giới...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Vương Nam – Hoàn cầu, India Today ([Tên nguồn])
Căng thẳng Trung Quốc - Ấn Độ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN