Lũ trên sông dài nhất TQ năm nay có bằng "đại hồng thủy" từng khiến hơn 4.000 người chết?

So với đợt lũ thứ nhất, đợt lũ thứ 2 trên sông Dương Tử được cho mạnh và dữ dội hơn rất nhiều. Mặc dù đợt lũ mới nhất đã tràn qua đập Tam Hiệp, nhưng việc kiểm soát lũ lụt hiện vẫn còn rất nhiều phức tạp và khó khăn, đặc biệt là ở các phụ lưu của sông Dương Tử.

Đập Tam Hiệp xả lũ (ảnh: Xinhua)

Đập Tam Hiệp xả lũ (ảnh: Xinhua)

Các chuyên gia cho rằng, so với đợt mưa kỷ lục năm 1961, lượng mưa trên sông Dương Tử năm nay là cao hơn nhiều. Tuy nhiên, lũ lụt ở khu vực trung lưu và hạ lưu sông Dương Tử năm nay lại không lớn bằng trận “đại hồng thủy” năm 1998.

Theo Ủy ban sông Dương Tử, từ ngày 1.6 – 17.7, lượng mưa ở lưu vực sông Dương Tử đã cao hơn 40% so với cùng kỳ năm ngoái, vượt qua cả lượng mưa lịch sử năm 1961.

Kể từ ngày 1.6, đã có 9 đợt mưa lớn trút xuống sông Dương Tử. Báo cáo cho thấy, mực nước ở trung và hạ lưu Dương Tử cùng hồ Bà Dương đã tăng từ 9 – 11 mét. Tuy nhiên, tốc độ dòng chảy trên nhánh chính của sông Dương Tử hiện tại vẫn thấp hơn so với năm 1998.

Để làm được điều này, Ủy ban sông Dương Tử đã cố gắng điều phối, kết hợp hệ thống hồ chứa dọc sông Dương Tử tham gia cắt đỉnh lũ cùng đập Tam Hiệp.

Cứu hộ người mắc kẹt trong lũ lụt ở Trung Quốc (ảnh: People.cn)

Cứu hộ người mắc kẹt trong lũ lụt ở Trung Quốc (ảnh: People.cn)

Trong đợt lũ thứ nhất trên sông Dương Tử, đập Tam Hiệp đã xả lượng nước 35.000 m3/giây, giữ lại 34% lượng nước lũ. Trong đợt lũ thứ 2, đập Tam Hiệp xả ra 33.000 m3 nước/giây, 45% lượng nước lũ được giữ lại trong hồ chứa.

Huang Yan – chuyên gia thuộc Ủy ban sông Dương Tử – cho biết, có 300 hồ chứa quy mô lớn được xây dựng dọc lưu vực sông Dương Tử, với tổng dung tích 180 tỷ m3.

Hiện có 41 hồ chứa trong số này đã tham gia vào hệ thống điều tiết lũ cùng đập Tam Hiệp.

Trong trận lũ kinh hoàng năm 1998, đập Tam Hiệp vẫn đang trong quá trình thi công.

Ủy ban sông Dương Tử cho biết, lũ lụt trên sông Dương Tử năm nay không lớn bằng “đại hồng thủy” năm 1998 từng khiến hơn 4.000 người thiệt mạng. Tuy nhiên, không vì vậy mà Trung Quốc có thể mất cảnh giác trong bối cảnh diễn biến mưa lũ vẫn còn rất phức tạp.

Theo phân tích của Cục Khí tượng Thủy văn Trung Quốc, mưa lớn sẽ tiếp tục xuất hiện ở lưu vực sông Dương Tử vào cuối tháng 7. Tăng cường kiểm tra, gia cố các đoạn đê chính trên sông Dương Tử là nhiệm vụ hàng đầu hiện nay.

Do thực hiện nhiều biện pháp, lũ trên sông Dương Tử năm nay được đánh giá là không lớn bằng “đại hồng thủy” năm 1998 (ảnh: Xinhua)

Do thực hiện nhiều biện pháp, lũ trên sông Dương Tử năm nay được đánh giá là không lớn bằng “đại hồng thủy” năm 1998 (ảnh: Xinhua)

Hiện tại, mực nước ở trung và hạ lưu Dương Tử vẫn đang vượt mức báo động. Các tuyến đê trọng yếu ở hồ Bà Dương và hồ Động Đình đã bị ngâm nước trong một thời gian dài, khiến xác xuất nguy hiểm tăng lên. Chính quyền địa phương nơi có sông Dương Tử chảy qua được yêu cầu giám sát đê 24/24 và chuẩn bị sẵn phương án bảo vệ an toàn cho người dân.

Trong một diễn biến khác, hôm 21.7, chính quyền thành phố Ân Thi, Hồ Bắc phát cảnh báo, yêu cầu người dân chuẩn bị sơ tán khẩn cấp vì một con đê ở thượng nguồn có thể bị vỡ bất cứ lúc nào. Chính quyền yêu cầu người dân tránh xa bờ sông Thanh Giang và về nhà chuẩn bị sơ tán.

Tuy nhiên, theo thông tin mới nhất, tốc độ dòng chảy trên sông Thanh Giang đã giảm và tình hình ở Ân Thi tạm thời không còn nguy hiểm.

Nguồn: [Link nguồn]

TQ: Chiêng khua, cổ trấn ”3 sông giao nhau” sơ tán khẩn cấp 3 vạn dân còn đang ngái ngủ

2 giờ rưỡi rạng sáng ngày 19.7, trong lúc người dân cổ trấn Tam Hà, tỉnh An Huy còn đang say sưa ngủ thì một tiếng chiêng...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Vương Nam – Tân Hoa Xã ([Tên nguồn])
Tin tức Trung Quốc Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN