Lộ diện kẻ thù lớn nhất thách thức sức mạnh quân đội Nga

Quân đội Nga trong những năm qua đã thu hút sự chú ý đặc biệt bởi sự xuất hiện của những siêu vũ khí thế hệ mới, thách thức sự thống trị quân sự của Mỹ và phương Tây.

Lộ diện kẻ thù lớn nhất thách thức sức mạnh quân đội Nga - 1

Nga không thể sớm sản xuất đại trà siêu tăng Armata.

Theo National Interest, các phương tiện truyền thông Nga đều nhắc đến việc các loại vũ khí hiện đại nhất chỉ vài năm nữa là được biên chế vào quân đội.

Trên thực tế, Nga hiện đang duy trì mức ngân sách quốc phòng 50-60 tỷ USD. Con số này đã tiếp tục giảm từ 3-7% trong vài năm qua vì giá dầu giảm và cấm vận từ phương Tây.

Con số này khá khiêm tốn so với mức 580 tỷ USD của Mỹ và Trung Quốc ở mức 200 tỷ USD.

Chuyên gia quân sự Sebastien Roblin nhận định, mức ngân sách 50 tỷ USD là không đủ để Nga phát triển vũ khí trên mọi phương diện, từ xe tăng, chiến đấu cơ, tàu chiến cho đến các tên lửa chiến lược.

Đầu tiên là siêu tăng T-14 Armata. Mẫu xe tăng hiện đại nhất thế giới này được Nga lần đầu giới thiệu vào năm 2015 với nhiều đột phá. Thậm chí có thông tin 2.300 chiếc T-14 lăn bánh vào năm 2020, khiến NATO “khiếp vía”.

Nhưng giới phân tích quốc phòng Anh dự đoán, Nga chỉ có thể sản xuất 120 chiếc T-14 mỗi năm. Thậm chí quân đội Nga có thể cũng sẽ không đặt hàng đại trà T-14 Armata.

Lộ diện kẻ thù lớn nhất thách thức sức mạnh quân đội Nga - 2

Chiến đấu cơ thế hệ 5 T-50 (nay đổi tên thành Su-57) của không quân Nga.

Kế tiếp là mẫu xe chiến đấu bộ binh hạng nặng T-15 (IFV) dựa trên thân xe Armata. Đây được coi là xe bọc thép chiến đấu được bảo vệ toàn diện nhất trong lịch sử.

Nhưng quân đội Nga thậm chí còn chưa đặt hàng dù chỉ một chiếc, theo tác giả Sebastien Roblin.

Thứ ba là mẫu chiến đấu cơ tàng hình thế hệ 5 T-50 (nay là Su-57) được kỳ vọng sẽ đưa không quân Nga sánh ngang với năng lực chiến đấu của Mỹ. Su-57 dự kiến sẽ được bàn giao cho không quân Nga vào năm 2018 hoặc 2019.

Nhưng Nga sẽ chỉ có khoảng 12 chiến đấu cơ loại này, trước khi nâng cấp động cơ mạnh mẽ hơn cho mẫu tiêm kích tàng hình thế hệ 5 vào năm 2020.

Tác giả Sebastien Roblin nhận định, vài chục chiếc máy bay thế hệ mới sẽ không thể làm thay đổi cán cân không chiến trên bầu trời với NATO. Su-57 cũng không phải mẫu chiến đấu cơ dẫn đầu phi đội tiêm kích bay vào không phận đối phương.

Lộ diện kẻ thù lớn nhất thách thức sức mạnh quân đội Nga - 3

Tàu khu trục hạt nhân lớp Lider của Nga.

Ngoài ra, Nga còn nhiều dự án chế tạo vũ khí khác đang đi vào ngõ cụt. Điển hình là kế hoạch đóng tàu khu trục trang bị động cơ hạt nhân lớp Lider. Mẫu tàu khu trục này thậm chí còn được trang bị hỏa lực lấn át cả tuần dương hạm lớp Riconderoga của hải quân Mỹ.

Nhưng thông tin hồi mùa hè năm nay tiết lộ, Nga thậm chí còn không có ngân sách để đóng loại tàu này trong giai đoạn 2018-2025.

Cuối cùng, chuyên gia Sebastien Roblin nhắc đến mẫu tên lửa phòng không tối tân S-500 Prometheus mà Nga đang phát triển. Trên lý thuyết, S-500 vượt trội hơn hẳn phiên bản S-400 ở khả năng đánh chặn mục tiêu trên vũ trụ, bao gồm cả vệ tinh.

Phát triển từ năm 2009, S-500 dự kiến sẽ được chuyển giao cho quân đội Nga vào năm 2017. Nhưng những thông tin gần đây cho biết, hệ thống phòng thủ tên lửa này sớm nhất cũng phải đến năm 2020 mới xuất hiện.

Chuyên gia Sebastien Roblin nhấn mạnh, vấn đề ngân sách quốc phòng đang là yếu tố chính kìm hãm sức mạnh quân đội Nga, không phải các quốc gia đối địch từ thời Chiến tranh Lạnh như Mỹ.

Lộ diện kẻ thù lớn nhất thách thức sức mạnh quân đội Nga - 4

Hệ thống phòng không S-500 với khả năng đánh chặn vệ tinh hiện vẫn chưa xuất hiện dù trải qua 8 năm phát triển.

Nhưng năng lực chiến đấu của quân đội Nga ở thời điểm hiện tại cũng hết sức đáng gờm. Các tổ hợp S-400 vẫn được coi là vũ khí phòng không đáng tin cậy trước bất kỳ máy bay thế hệ 4 nào.

Tên lửa đạn đạo tầm ngắn Iskander đủ sức đánh trúng mục tiêu phương Tây từ khu vực Kaliningrad của Nga. Các tên lửa hành trình Kalibr đã chứng minh năng lực chiến đấu tương đương Tomahawk Mỹ.

Đó là chưa kể việc Kalibr gắn được vào các tàu tên lửa cỡ nhỏ, chỉ tương đương tàu tác chiến ven bờ của Mỹ. Nhờ vậy mà hỏa lực trên tàu chiến Nga luôn vượt trội hơn Mỹ.

Quân đội Nga cũng đang không ngừng trải qua huấn luyện, giảm quy mô nhưng tăng cường khả năng chiến đấu, sẵn sàng chống lại bất cứ mối đe dọa nào.

Tác giả Sebastien Roblin kết luận, vài trăm xe tăng hiện đại hay vài chục chiến đấu cơ thế hệ 5, Nga sẽ không thể làm thay đổi cục diện chiến trường. Đó là lúc các nhà quan sát cần phải tỉnh táo trước những thông tin tung hỏa mù từ truyền thông Nga.

Lộ diện kẻ thù lớn nhất khiến Mỹ vừa mất hai tàu chiến

Với việc tàu khu trục trang bị hệ thống Aegis thứ hai bị loại khỏi “vòng chiến đấu” chỉ trong vài tháng qua, hải quân...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Đăng Nguyễn - NI ([Tên nguồn])
Vũ khí quân sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN