Lí do cực khó đánh chặn tên lửa đạn đạo Triều Tiên

Ở giai đoạn cuối, quả tên lửa đạn đạo lao vào mục tiêu với vận tốc gấp 20 lần tốc độ âm thanh.

Lí do cực khó đánh chặn tên lửa đạn đạo Triều Tiên - 1

Hệ thống phóng thủ THAAD.

Vụ thử tên lửa đạn đạo của Triều Tiên ngày 4.7 vừa qua thu hút sự chú ý rất lớn của dư luận và cộng đồng quốc tế. Một trong những câu hỏi lớn nhất được đặt ra là hệ thống đánh chặn tên lửa đạn đạo liên lục địa hoạt động ra sao và có thể đánh chặn chúng nếu có xung đột quân sự xảy ra hay không?

Cơ chế vận hành

Tất cả các hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo đều gồm một mạng lưới dẫn đường và radar chỉ dẫn cũng như bệ phóng thiết bị đánh chặn. Khi phát hiện tên lửa đạn đạo, radar sẽ theo sát đường bay của đầu đạn và bắn một thiết bị đánh chặn vào mục tiêu. Đồng thời, quả đạn thứ hai được chuẩn bị trong tình huống phát đầu tiên trượt.

Đây là chiến lược “bắn-ngắm-bắn”, trái ngược với chiến lược “bão hòa”, trong đó bắn càng nhiều đầu đạn đánh chặn càng tốt. Các hệ thống phòng không hiện đại sử dụng tên lửa đánh chặn mang theo “thiết bị tiêu diệt động năng”.

Hiện nay, các tên lửa đánh chặn của Mỹ sử dụng đầu đạn không chứa chất nổ để phá hủy tên lửa đạn đạo bằng cách va chạm vào mục tiêu.

Hệ thống phòng thủ khu vực

Lí do cực khó đánh chặn tên lửa đạn đạo Triều Tiên - 2

Hệ thống GMD tầm trung.

Mỹ và các đồng minh ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương đang sử dụng một số hệ thống chống tên lửa đạn đạo. Các hệ thống này sẽ sử dụng trong trường hợp Triều Tiên định tấn công bằng tên lửa đạn đạo

Hệ thống ưu việt nhất hiện nay là THAAD đang được đặt ở Hàn Quốc. Hệ thống này có thể bắn tên lửa đạn đạo ở giai đoạn cuối, khi đầu đạn đang bay vào khí quyển và chuẩn bị tấn công mục tiêu.

“Lưới lửa” khác là Patriot PAC-3, được thiết kế để đánh chặn khi đầu đạn đã bay vào khí quyển. Hệ thống này đang được sử dụng ở Nhật Bản.

Tuy nhiên, hệ thống có khả năng vận hành tốt nhất có lẽ là Aegis, được lắp đặt trên các tàu khu trục của Mỹ và Nhật Bản. Aegis được thiết kế để đánh chặn tên lửa đạn đạo ở giai đoạn giữa khi nó nằm ngoài khí quyển trái đất và chuẩn bị đánh mục tiêu.

Video Mỹ đánh chặn tên lửa đạn đạo hồi tháng 5.2017.

Các hệ thống này có điểm chung là phòng thủ đa tầng nhằm tiêu diệt các tên lửa đạn đạo tầm ngắn, trung và trung cao. Tuy nhiên, tên lửa đạn đạo mới nhất của Triều Tiên thử nghiệm hôm 4.7 bay cao và nhanh hơn mọi hệ thống đánh chặn hiện nay.

Hệ thống Aegis bộc lộ nhiều hạn chế khi tấn công tên lửa đạn đạo. Năm 2008, hệ thống này từng dùng để bắn hạ vệ tinh do thám bị hỏng nhưng không cho thấy được sự ưu việt. Nhiều nghi ngại xuất hiện quanh việc hệ thống Aegis có thực sự hiệu quả trong chiến đấu.

Hệ thống Phòng thủ Mặt đất Tầm Trung (GMD) được xem là mạng lưới đầy đủ và duy nhất của Mỹ có thể bắn hạ tên lửa đạn đạo trong thực chiến. Dù vậy, hệ thống này mới thực nghiệm 44 lần, vẫn còn rất ít so với nhu cầu đặt ra.

Hiệu quả tới mức nào?

Lí do cực khó đánh chặn tên lửa đạn đạo Triều Tiên - 3

Hệ thống phòng thủ Aegis.

Không có hệ thống đánh chặn tên lửa đạn đạo nào là tối ưu 100% và hầu hết đều mắc sai sót trong thử nghiệm. Aegis thành công 35 trong tổng số 42 vụ thử, GMD thành công 10 trong tổng số 18 lần. Duy chỉ có THAAD là thành công 100% trong 18 lần thử.

Các điều kiện thử nghiệm tên lửa đều lí tưởng và trong thực chiến chắc chắn tỉ lệ này sẽ thấp hơn. Khó khăn nằm ở mục tiêu đánh chặn là các tên lửa đạn đạo khi chúng thường vươn cao 1.200 km. Quả tên lửa Triều Tiên thử nghiệm thậm chí còn bay cao tới 2.700 km, rất khó cho hệ thống đánh chặn tiêu diệt. Để dễ so sánh, trạm vũ trụ quốc tế hiện nay chỉ bay ở độ cao khoảng 400 km.

Tuy nhiên, độ cao của tên lửa đạn đạo chỉ là một phần của vấn đề.

Như thể bắn hạ một viên đạn

Lí do cực khó đánh chặn tên lửa đạn đạo Triều Tiên - 4

Đánh chặn tên lửa hồi tháng 5.

Thách thức lớn khác của hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo là tốc độ của mục tiêu ở giai đoạn cuối. Khi quay trở về trái đất, nó có thể bay với tốc độ gấp 20 lần vận tốc âm thanh. Hình ảnh thường được các chuyên gia quân sự so sánh là bắn hạ một viên đạn bằng một viên đạn.

Chẳng hạn, viên đạn .300 Winchester Magnum có vận tốc 3.237 km/giờ, tương đương 2,62 lần tốc độ âm thanh khi rời nòng. Một quả tên lửa đạn đạo còn bay nhanh hơn 8 lần tốc độ của viên đạn này và thực tế là không thể ngăn chặn một quả tên lửa như vậy.

Với các quốc gia như Hàn Quốc và Nhật Bản, việc đánh chặn dễ hơn một chút vì Triều Tiên sẽ sử dụng tên lửa đạn đạo tầm ngắn khi tấn công các mục tiêu. Lúc này, hệ thống đánh chặn sẽ dễ xử lý hơn các tên lửa đạn đạo liên lục địa lao xuống với vận tốc không tưởng.

Nước Mỹ đang ”hở toang” trước tên lửa Triều Tiên?

Hệ thống tên lửa đánh chặn được xây dựng từ lâu của Mỹ sử dụng nguyên lý “thiết bị tiêu diệt” với độ chính...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Quang Minh - ABC ([Tên nguồn])
Tin tức Triều Tiên Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN