Lần hiếm hoi chiến đấu cơ Israel không chiến phi công Triều Tiên

Triều Tiên cách Israel ở Trung Đông tới 8.000km và hai quốc gia cũng có những vấn đề riêng cần phải quan tâm, nhưng ít người biết rằng phi công hai quốc gia này từng giao chiến trực tiếp trên bầu trời cách đây 46 năm.

Tiêm kích MiG-21 của không quân Triều Tiên. Ảnh minh họa.

Tiêm kích MiG-21 của không quân Triều Tiên. Ảnh minh họa.

Sau cuộc chiến 6 ngày năm 1967, Israel giành quyền kiểm soát bán đảo Sinai của Ai Cập vào cao nguyên Golan ở Syria. Năm 1973, cuộc chiến Yom Kippur nổ ra giữa liên minh Ả Rập do Syria và Ai Cập dẫn đầu và Israel. Syria và Ai Cập tập hợp lực lượng hùng hậu nhằm tái chiếm vùng lãnh thổ bị mất.

Một thời gian ngắn sau khi cuộc chiến năm 1973 nổ ra, phi công Israel không hề biết rằng họ đã có màn không chiến với phi công Triều Tiên trên bầu trời phía nam Cairo. Cuộc đối đầu hiếm hoi này không được ghi lại chi tiết, nhưng có những bằng chứng cho thấy người Israel và Triều Tiên từng giao chiến với nhau.

Theo tài liệu thu thập được của AP và truyền thông Israel, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Mỹ khi đó là William Beecher nói với các phóng viên rằng, phi công Triều Tiên đã lái những chiếc MiG-21 của Ai Cập để trực tiếp giao chiến với chiến đấu cơ Israel.

“Cuộc đối đầu căng thẳng kết thúc mà không bên nào trúng đạn. Phi công hai bên đã có cơ hội hiếm hoi thử tài nhau, dù chỉ trong thời gian ngắn”, Beecher nói.

Chiến đấu cơ F-4 Israel mua của Mỹ.

Chiến đấu cơ F-4 Israel mua của Mỹ.

Một ngày sau, UPI dẫn nguồn tin từ quan chức Mỹ, nói trận không chiến xảy ra khi máy bay Israel vô tình chạm trán nhóm máy bay tuần tra của phi công Triều Tiên gần kênh đào Suez. Báo cáo tiết lộ rằng, “có khoảng 30 phi công Triều Tiên được đưa đến làm nhiệm vụ ở Ai Cập từ trước khi chiến tranh nổ ra”.

Jacob Abadi, giáo sư sử học Trung Đông, từng nói rằng thiếu tướng Israel Sa’adeddin Shazli xác nhận phi công Triều Tiên có tham gia vào nhiệm vụ chiến đấu cho không quân Ai Cập trong cuộc chiến Yom Kippur.

Tướng Mỹ John K. Singlaub nói năm 1976 rằng ông có cơ hội đàm phán với quan chức Triều Tiên tên Han. Người này là một vị tướng và nói rằng “từng làm nhiệm vụ ở Ai Cập, điều phối phi công tham gia chiến đấu chống Israel”.

Singlaub nói có một số lượng không xác định phi công Triều Tiên tử nạn ở Ai Cập vì trúng tên lửa Sidewinder do Mỹ cấp cho Israel. Tuy nhiên, thông tin này chưa từng được xác nhận.

Cuộc đối đầu hiếm hoi cũng từng được phi công Israel thuộc phi đội số 69 kể lại. Cuộc chiến diễn ra vào ngày 6.10.1973, khi hai máy bay chiến đấu F-4 Kurnass thuộc phi đội số 69 và 119 của không quân Israel cất cánh từ căn cứ không quân Ramat David để thực hiện sứ mệnh tuần tra vịnh Suez.

Chiếc máy bay F-4 của phi đội 69 chở theo hai phi công Shadmi và Gur, trong khi chiếc F-4 của phi đội 119 chở hai phi công Shpitzer và Ofer.

Các phi công tham gia sứ mệnh trên kể lại trong một cuốn sách nói về chiến công của phi đội số 69: “Chúng tôi thực hiện chuyến tuần tra thông thường, tiến vào không phận Ai Cập nhưng không xâm nhập quá sâu. Điều kiện thời tiết khi đó không tốt lắm, trời nhiều mây, tầm nhìn không tốt và chúng tôi cũng sắp phải quay về vì hết nhiên liệu”.

Tên lửa phòng không của Ai Cập trong cuộc chiến năm 1973.

Tên lửa phòng không của Ai Cập trong cuộc chiến năm 1973.

“Ở độ cao khoảng 7.000 mét, radar liên tục phát ra tín hiệu có máy bay đối phương. Chúng tôi định phóng tên lửa AIM-7 nhưng tầm nhìn không cho phép. Vài giây sau, chúng tôi nhìn thấy hai chiếc MiG. Sau màn dạo đầu, một chiếc vội vàng bỏ chạy, nhưng chiếc còn lại vẫn ở lại chiến đấu trong tình thế 1 đấu 2”, phi công Israel nói.

“Ở thời điểm đó, chúng tôi không biết trên máy bay bên kia là phi công Triều Tiên. Anh ta rất giỏi, tìm cách đánh lạc hướng. Nhưng chúng tôi cuối cùng cũng tìm được cơ hội khai hỏa”, phi công Israel kể lại.

Shadmi và Gur đã phóng hai tên lửa AIM-9D liên tiếp, trong khi Shpitzer và Ofer trên chiếc F-4 còn lại cũng phóng một tên lửa AIM-9D.

Theo lời kể của phi công Israel, các tên lửa phát nổ, nhưng chiếc MiG không hề hấn gì, có thể nhờ vào mồi bẫy. Đúng lúc này, tín hiệu trên máy bay liên tục thông báo tình trạng nhiên liệu ở mức thấp, buộc hai chiếc F-4 phải rút lui.

Trên đường trở về, Gur nói anh ta nhìn thấy tên lửa phòng không SAM của Ai Cập phóng lên trời, trúng một máy bay nào đó ở xa mà phi công Israel không nhìn rõ, có thể là chiếc MiG đụng độ trước đó.

Trở về căn cứ, phía Israel thông báo các phi công đã lập chiến công, rằng hệ thống phòng không Ai Cập đã bắn nhầm máy bay của chính mình. Nhưng thông tin này không được phía Ai Cập xác nhận.

Theo Jerusalem Post, Triều Tiên có thể đã gửi các phi công đến hỗ trợ Ai Cập chiến đấu chống Israel để đổi lấy các công nghệ tên lửa. Điều này giúp Bình Nhưỡng có những bước tiến nhảy vọt về quân sự trong những năm sau này.

Trong những cuộc chiến giữa liên minh Ả Rập với Israel, Liên Xô và cả Cuba đều công khai hỗ trợ nhân lực và vũ khí cho các nước Ả Rập, nên sự hiện diện của phi công Triều Tiên ở Ai Cập cũng là điều dễ hiểu, dù thông tin này chưa từng được xác nhận.

Trận không chiến ác liệt Israel bắn rơi 88 chiến đấu cơ Syria

Trong quá khứ, các chiến đấu cơ Israel không ít lần không chiến với các nước Ả Rập mà Syria thường là nạn nhân. Trong...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Đăng Nguyễn - NI ([Tên nguồn])
Vũ khí quân sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN