Điều tàu nghiên cứu tầm xa mới ra Biển Đông, Trung Quốc muốn gì?

Việc điều động tàu nghiên cứu mới Da Yang Hao ra khu vực Biển Đông sẽ giúp Trung Quốc tăng cường sự hiện diện cũng như hiểu biết thêm về các nguồn tài nguyên ở vùng biển chiến lược này.

Tàu nghiên cứu tầm xa Da Yang Hao của Trung Quốc.

Tàu nghiên cứu tầm xa Da Yang Hao của Trung Quốc.

Theo đánh giá của Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP), tàu nghiên cứu tầm xa Da Yang Hao được Trung Quốc kỳ vọng “mở ra kỷ nguyên mới” trong hoạt động khám phá các vùng biển.

Tàu Da Yang Hao có tốc độ di chuyển tối đa là 30 km/h và phạm vi hoạt động là 22.500 km. Con tàu này có khả năng tiến hành khảo sát, thăm dò tài nguyên đáy biển tại bất kỳ vùng biển nào trên thế giới. Tàu Da Yang Hao hiện thuộc sự quản lý của Bộ Tài nguyên Tự nhiên Trung Quốc.

“Việc triển khai tàu Da Yang Hao đánh dấu kỷ nguyên mới năng lực của Trung Quốc trong việc khảo sát và nghiên cứu các nguồn tài nguyên biển cũng như hỗ trợ Bắc Kinh bảo vệ những lợi ích quốc gia trên vùng biển quốc tế”, SCMP nhận định.

Khoang điều khiển của tàu Da Yang Hao

Khoang điều khiển của tàu Da Yang Hao

Nhà nghiên cứu Collin Koh tại Trường Nghiên cứu quốc tế S Rajaratnam thuộc Đại học Công nghệ Nanyang ở Singapore cho hay, nếu tàu Da Yang Hao được triển khai ra Biển Đông, nó sẽ hỗ trợ đắc lực cho sự hiện diện trên biển của Trung Quốc ở Biển Đông đồng thời nâng cao năng lực chiến lược của Bắc Kinh.

“Trên hết, tàu Da Yang Hao sẽ thu thập những thông tin và dữ liệu hải dương học quan trọng nhằm giúp Trung Quốc nâng tầm hiểu biết về các vùng biển và tối ưu hóa phạm vi của các hoạt động dân sự và quân sự đồng thời hỗ trợ cho những tuyên bố chủ quyền đơn phương của Bắc Kinh”, ông Koh chia sẻ.

Tàu Da Yang Hao có chiều dài 98,5 m và rộng 17 m, lượng giãn nước toàn tải là 4.600 tấn. Con tàu này được trang bị các thiết bị hiện đại như thiết bị nghiên cứu dưới nước, máy sonar và hệ thống cảm biến điều khiển từ xa.

Tàu nghiên cứu tầm xa Da Yang Hao được trang bị nhiều phương tiện nghiên cứu hiện đại

Tàu nghiên cứu tầm xa Da Yang Hao được trang bị nhiều phương tiện nghiên cứu hiện đại

“Những thông tin thu thập được sẽ giúp Trung Quốc hiểu hơn về nhiều lĩnh vực như các điều kiện dưới đáy biển, yếu tố sinh thái học để từ đó làm dữ liệu phục vụ hoạt động đánh bắt, khai thác đáy biển và khai thác hydrocarbon cùng nhiều hoạt động khác”, ông Koh nhấn mạnh thêm.

Trước đó, trong cuộc họp báo thường kỳ chiều 25/7, trả lời câu hỏi của phóng viên về vụ việc tàu khảo sát Hải Dương 8 vi phạm vùng biển của Việt Nam, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng khẳng định, lô dầu khí 0601 mà Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Rosfnet của Nga phối hợp khai thác hoàn toàn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa của Việt Nam.

“Về vụ việc nghiêm trọng này chúng tôi đã đề cập trong các phát biểu trước đây. Như đã nhiều lần khẳng định, Việt Nam kiên quyết, kiên trì bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán như đã được xác lập tại Công ước của LHQ về Luật Biển 1982 bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế”, bà Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh.

Tàu Da Yang Hao có chiều dài 98,5 m và rộng 17 m, lượng giãn nước toàn tải là 4.600 tấn

Tàu Da Yang Hao có chiều dài 98,5 m và rộng 17 m, lượng giãn nước toàn tải là 4.600 tấn

Người phát ngôn cũng thông tin thêm, với mục tiêu trên, Việt Nam đã có nhiều hình thức giao thiệp ngoại giao phù hợp như trao công hàm phản đối với phía Trung Quốc, yêu cầu rút ngay ra khỏi EEZ của Việt Nam. Các lực lượng chức năng của Việt Nam triển khai các biện pháp phù hợp đúng pháp luật.

Người phát ngôn khẳng định, duy trì hòa bình, ổn định đảm bảo tự do hàng không, hàng hải, đề cao thượng tôn pháp luật tôn trọng chủ quyền quyền chủ quyền và quyền tài phán của các quốc gia như được xác lập ở Công ước Luật Biển của LHQ 1982 là lợi ích và trách nhiệm chung của các nước và cộng đồng quốc tế.

Việt Nam hoan nghênh và sẵn sàng cùng các nước và cộng đồng quốc tế nỗ lực đóng góp vào mục tiêu nói trên, vì hòa bình ổn định và hợp tác và phát triển của tất cả các quốc gia trong khu vực và trên thế giới.

Trung Quốc thiệt hại nặng vì vội vàng quân sự hóa Biển Đông

Các nhà nghiên cứu Trung Quốc đang loay hoay tìm kiếm một lớp phủ vật liệu mới cho các vũ khí và công trình xây dựng trái...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Minh Thu (lược dịch) ([Tên nguồn])
Tin tức Biển Đông Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN