Nga áp đảo mạng lưới phòng không Ukraine như thế nào?

Nga sử dụng nhiều loại vũ khí khác nhau kể từ khi bắt đầu mở chiến dịch tập kích tầm xa ở Ukraine vào ngày 29/12/2023 và cũng áp dụng nhiều cách thức khác nhau khiến Ukraine gặp khó khăn khi đánh chặn.

Một xe tải của quân đội Ukraine được gắn pháo hoặc súng máy hạng nặng đóng vai trò ngăn chặn UAV.

Một xe tải của quân đội Ukraine được gắn pháo hoặc súng máy hạng nặng đóng vai trò ngăn chặn UAV.

Theo CNN, cách tiếp cận này của Nga đến thời điểm hiện tại đã cho thấy thành công. Hôm 8/1, Ukraine chỉ đánh chặn được 18 trong số 51 tên lửa và UAV do Nga phóng. Đây là mức đánh chặn thấp nhất kể từ đầu xung đột theo tuyên bố của Ukraine.

CNN cho biết, Nga đã có một số sửa đổi từ đơn giản đến phức tạp. Ví dụ như sơn đen UAV tự sát khiến Ukraine khó phát hiện hơn vào ban đêm. Nga cũng chuyển ống xả động cơ từ phía sau ra phía trước trên một số mẫu UAV nhằm gây nhầm lẫn cho các lực lượng phòng không Ukraine sử dụng camera ảnh nhiệt, các thành viên một đơn vị Ukraine nói với CNN.

Nga cũng được cho là bắt đầu sử dụng mẫu UAV Shahed/Geran-2 trang bị động cơ phản lực. Phát ngôn viên không quân Ukraine, Yury Ihnat nói các UAV như vậy không khác gì "tên lửa hành trình mini".

"Những UAV đó mang đầu đạn nhỏ hơn, nhưng đạt tốc độ hành trình lớn hơn, lên tới 500 km/giờ", ông Ihnat nói đánh chặn UAV như vậy là rất khó khăn.

Binh sĩ Ukraine sử dụng tên lửa vác vai Stinger do Mỹ cung cấp.

Binh sĩ Ukraine sử dụng tên lửa vác vai Stinger do Mỹ cung cấp.

Tại một cánh đồng đóng băng bên ngoài Kiev, các binh sĩ Ukraine diễn tập với một xe tải phòng không di động, sẵn sàng khai hỏa trong vòng vài phút.

Súng máy hạng nặng được kết hợp với ống ngắm nhiệt và máy tính bảng hiển thị hình ảnh từ ống ngắm đó giúp tăng khả năng bắn trúng UAV, sĩ quan Vitaliy Yasinsky nói.

"Trước đây, UAV Nga bay theo một quỹ đạo duy nhất, nhưng bây giờ chúng bay theo đường zigzag. UAV cũng có thể bay vòng tròn, vờ như lao xuống, sau đó lại bay lên rồi mới đâm xuống hết tốc lực. UAV Nga rất cơ động, chúng tôi phải quan sát bằng mắt thường để ngăn chặn", Yasinsky nói thêm.

Các đơn vị cơ động như vậy đóng vai trò ngăn chặn UAV Nga tấn công. Các hệ thống phòng không Patriot hay IRIS-T có nhiệm vụ quan trọng hơn, đánh chặn tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình Nga.

Ukraine chỉ sở hữu một vài tổ hợp phòng không Patriot do Mỹ cung cấp.  

Ukraine chỉ sở hữu một vài tổ hợp phòng không Patriot do Mỹ cung cấp.  

Oleksiy Melnyk, đồng giám đốc chương trình an ninh quốc tế tại Trung tâm nghiên cứu Razumkov có trụ sở tại Kiev, nói trên CNN rằng chuỗi các cuộc tập kích tầm xa của Nga đã được “lên kế hoạch rất bài bản và kỹ lưỡng".

Ông Melnyk nói, thoạt đầu Nga sử dụng UAV tự sát và tên lửa giá rẻ tập kích mục tiêu ở nhiều hướng. Phần lớn các tên lửa và UAV Nga bị bắn trả nằm ở đợt đầu. Việc lực lượng Ukraine bắn trả cũng làm lộ vị trí phòng không.

Loạt tên lửa thứ hai sẽ nhắm tới vị trí Ukraine bố trí phòng không tiềm năng và loạt cuối cùng nhắm tới các cơ sở quân sự, nhà máy quốc phòng.

“Mục tiêu chính của Nga là các cơ sở công nghiệp quốc phòng. Phần lớn các tên lửa này đã bắn trúng mục tiêu”, ông Melnyk chia sẻ.

Ông Melnyk cũng cho biết, lực lượng phòng không Ukraine đang hoạt động “ở mức tối đa khả năng", đôi khi đánh chặn 70% số tên lửa và UAV Nga."Nga đã rút ra nhiều kinh nghiệm trong các cuộc tập kích. Họ phóng tên lửa có giá trị cao nhằm vào các khu vực mà Ukraine không thể đánh chặn", ông Melnyk nhận định.

Nguồn: [Link nguồn]

Hai chiếc máy bay không người lái (UAV) đã bị bắn rơi trên khu vực sân bay quân sự Engels-2 ở tỉnh Saratov của Nga vào rạng sáng 10/1.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Đăng Nguyễn - CNN ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN