Kho báu khổng lồ 60 tỷ USD có thể khiến TQ gây chiến với Ấn Độ

Trung Quốc đã bắt đầu hoạt động khai thác kho vàng, bạc và nhiều khoáng sản quý khác tại khu vực biên giới tranh chấp với Ấn Độ trên dãy Himalaya.

Kho báu khổng lồ 60 tỷ USD có thể khiến TQ gây chiến với Ấn Độ - 1

Kho vàng, bạc, khoáng sản ở khu vực tranh chấp Trung-Ấn ước tính có giá trị lên tới 60 tỷ USD.

Theo tờ Bưu điện Hoa nam Buổi sáng (SCMP), trị giá của kho vàng và khoáng sản trên được các nhà địa chất Trung Quốc ước tính lên tới 60 tỷ USD. Điều đáng nói là kho vàng này nằm ở ngay khu vực biên giới tranh chấp Trung-Ấn.

Khu vực vùng núi cao nhất nhì thế giới này hầu như không có sự can thiệp của con người trong hàng ngàn năm vì địa hình hiểm trở, cách biệt với thế giới bên ngoài.

Trong vài năm qua, chính phủ Trung Quốc đã đầu tư mạnh mẽ vào khu vực, xây dựng tuyến đường giao thông và các cơ sở vật chất. Một số người thạo tin nói hoạt động khai thác vàng, khoáng sản này chỉ là một phần trong tham vọng kiểm soát cả khu vực phía nam Tây Tạng, hiện thuộc quyền quản lý của Ấn Độ.

Theo các nhà địa chất Trung Quốc, đa số các khoáng sản quý, bao gồm đất hiếm sử dụng trong các sản phẩm công nghệ cao, ẩn dưới khu vực huyện Lhunze, nơi Trung Quốc  chiếm từ tay Ấn Độ cách đây gần 60 năm.

Chỉ trong vòng vài năm, phát hiện này đã biến một nơi vắng vẻ, hẻo lánh với 30.000 cư dân thành một trung tâm khai khoáng phát triển.

Người ta đổ xô tới khu vực này, nhiều tới mức chính quyền địa phương không thể tính toán được chính xác số dân. Những đường hầm khổng lồ, sâu hút được đào xuyên vào những dãy núi dọc theo đường phân giới quân sự, cho phép khai thác hàng nghìn tấn quặng mỗi ngày.

Kho báu khổng lồ 60 tỷ USD có thể khiến TQ gây chiến với Ấn Độ - 2

Trung Quốc bắt đầu tăng cường các hoạt động khai thác ở khu vực tranh chấp biên giới.

Đường điện và mạng viễn thông đã được thiết lập, trong khi công tác xây dựng sân bay có khả năng phục vụ máy bay chở khách đang được đẩy mạnh.

Theo số liệu thống kê, tính đến cuối năm ngoái, quy mô khai khoáng ở Lhunze đã vượt qua tất cả những khu vực khác ở Tây Tạng. Tăng trưởng GDP đạt 20%, đầu tư hạ tầng gấp đôi so với 2016 còn thu nhập bình quân của dân địa phương thì gấp ba so với thời khai khoáng chưa nở rộ.

Hồi tháng 10.2017, ngay sau khi chấm dứt đối đầu căng thẳng trên cao nguyên Doklam, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nhấn mạnh chủ quyền của Bắc Kinh trong lá thư gửi một gia đình ở Lhunze.

Trong thư, ông Tập hối thúc người dân Lhunze định cư để phát triển khu vực, phục vụ lợi ích Trung Quốc.

Zheng Youye, giáo sư của Đại học Địa chất Trung Quốc, xác nhận rằng: “Giá trị tiềm năng của vàng, bạc, khoáng sản tại huyện Lhunze và các khu vực lân cận lên tới 60 tỉ USD”.

“Đây mới chỉ là tính toán sơ bộ. Chúng tôi vẫn đang tiếp tục khảo sát thêm”, ông Zheng nói. Các nhà nghiên cứu Trung Quốc tin tưởng rằng kho báu này sẽ còn lớn hơn nhiều. Các hoạt động khảo sát nhận được sự hỗ trợ tài chính mạnh mẽ từ chính phủ Trung Quốc.

Kho báu khổng lồ 60 tỷ USD có thể khiến TQ gây chiến với Ấn Độ - 3

Giới chuyên gia cho rằng, Trung Quốc có tham vọng kiểm soát cả khu vực Nam Tây Tạng (Arunachal Pradesh), với nguồn khoáng sản, vàng bạc dồi dào.

Theo ông Zheng, lượng quặng mới tìm thấy gần đây có thể sẽ làm thay đổi cán cân quyền lực giữa Trung Quốc và Ấn Độ ở Himalaya.

Hao Xiaoguang, nhà nghiên cứu của Học viện Khoa học Vũ Hán, đồng thời là một chuyên gia cấp cao của chính phủ Trung Quốc về tranh chấp Trung-Ấn, cũng đồng tình với quan điểm này. Ông Hao cho rằng, nhiều khả năng Bắc Kinh chọn phương án tiếp cận với Himalaya tương tự như ở Biển Đông.

Trong bối cảnh sức mạnh kinh tế, quân sự, địa chính trị của Trung Quốc đang gia tăng, việc "Nam Tây Tạng quay trở về dưới quyền kiểm soát của Trung Quốc chỉ còn là vấn đề thời gian", ông Hao nói.

Ấn Độ hiện kiểm soát phần lớn khu vực Nam Tây Tạng, với số dân lên tới 1,2 triệu người trong phạm vi rộng 83.000km2.

Trong những năm qua, New Delhi đã duy trì sự hiện diện quân sự mạnh mẽ, xây dựng sân bay và các cứ điểm tên lửa. Nhưng Ấn Độ hầu như không biết gì về kho báu khổng lồ bên dưới, bởi họ không có các thiết bị khảo sát quy mô lớn như phía Trung Quốc.

Nếu Trung-Ấn giao tranh ở biên giới, nước nào sẽ thắng?

Nếu như căng thẳng biên giới khiến Trung Quốc và Ấn Độ phải dùng đến các biện pháp quân sự thì New Delhi đang sở hữu...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - SCMP ([Tên nguồn])
Tin tức Ấn Độ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN