Kế hoạch gây sốc của Mỹ về việc ném bom hạt nhân Liên Xô

Theo tài liệu được giải mật hôm 22.12 về các địa điểm Mỹ định tấn công bằng bom hạt nhân nếu leo thang quân sự với Liên Xô năm 1950, một trong các mục tiêu là "dân chúng".

Kế hoạch gây sốc của Mỹ về việc ném bom hạt nhân Liên Xô - 1

Bom khinh khí (bom H) là loại bom có sức công phá khủng khiếp nhất hiện nay.

Cơ quan lưu trữ quốc gia Mỹ vừa tiết lộ hôm thứ Ba (22.12) về một danh sách chi tiết những mục tiêu Mỹ dự định tấn công hạt nhân khi xung đột với Liên Xô leo thang trong thập niên 1950. Nhiều mục tiêu là nhà máy, cơ sở hạ tầng chính phủ và đặc biệt, mỗi thành phố đều được ghi một địa điểm mang tên “Dân chúng”.

Dựa trên tài liệu vừa được tiết lộ, ông Theodore Postol, cựu quan chức Cơ quan chính sách an ninh quốc gia Mỹ thuộc Lầu Năm Góc, đồng thời là chuyên gia tên lửa đã đưa ra những nhận định về vấn đề này.

“Thực ra Mỹ muốn nhắm vào dân thường ngay từ đầu và họ sẽ vẫn tiếp tục làm vậy cho tới ngày hôm nay”, ông Postol bình luận.

Giới chức quân sự Mỹ đã khiến những chính trị gia và cả người dân hiểu nhầm về mức độ gây hại thực sự của bom nhiệt hạch và đến ngày nay, họ vẫn tiếp tục kế hoạch này”, chuyên gia tên lửa Postol nhận định.

“Mỹ gây nguy hại cho sự an toàn của thế giới khi không giải quyết tốt các kế hoạch chiến tranh hạt nhân và không giải thích triệt để mức độ tàn phá nghiêm trọng thế nào cho các quan chức cấp cao chính phủ nếu bom hạt nhân được sử dụng”, ông Postol cho biết.

Ông cũng khẳng định tuyên bố về chiến lược tấn công của Mỹ sử dụng vũ khí hạt nhân có rất nhiều điểm gây hiểu nhầm cho dư luận.

Kế hoạch gây sốc của Mỹ về việc ném bom hạt nhân Liên Xô - 2

Đám mây hình nấm đặc trưng từ một vụ nổ bom khinh khí

Postol nói rằng đến nay, chính phủ vẫn tiếp tục làm sai lạc thông tin khiến dân Mỹ hiểu lầm về sức công phá thực sự của bom khinh khí nếu được sử dụng. Loại bom này được cho là có sức tàn phá khủng khiếp nhất hiện nay và mạnh gấp 2.000 lần quả bom nguyên tử từng được thả xuống Hiroshima và Nagasaki (Nhật Bản) năm 1945.

 “Đánh bom khinh khí vào những khu vực nhà máy chắc chắn sẽ gây thiệt hại không nhỏ cho người dân ở các thành phố vì mức độ tàn phá khủng khiếp của loại bom này”.

Một trong những cách mà giới quân sự và phát ngôn viên sử dụng là hạ thấp tác động thực sự của bom khinh khí. Người dân sẽ tưởng nhầm rằng bom khinh khí chỉ tập trung vào một địa điểm, khu vực nhỏ và không gây hại tính mạng dân thường xung quanh.

 “Một quả bom hạt nhân không thể đơn giản coi là một loại thuốc nổ được. Thực tế, nó sản sinh ra nhiệt lượng còn lớn hơn cả phần lõi của mặt trời”.

Nhiệt độ ở tâm một vụ nổ hợp hạch gây ra do bom khinh khí có thể lên tới 13 triệu độ C, chuyên gia Postol khẳng định.

“Sức nóng và ánh sáng từ vụ nổ này mạnh tới nỗi sẽ gây ra bão lửa ở những khu vực cách cả trăm cây số. Họ đang biến thảm họa hạt nhân Hiroshima và Nagasaki từ thế chiến II trở nên nhỏ bé”.

Một megaton vụ nổ hạt nhân ở thành phố có thể gây hỏa hoạn cho một khu vực rộng 400km2. Không một ai trong khu vực hỏa hoạn có thể sống sót, chuyên gia Postol nhấn mạnh.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Quang Minh - Sputnik ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN