Hơn 300 nhân viên y tế Indonesia nhiễm Covid-19 dù đã tiêm vắc-xin: Chuyên gia TQ nói gì?

Sự kiện: Tin tức COVID-19

Các chuyên gia Trung Quốc kêu gọi mọi người thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp bảo vệ lây nhiễm kể cả khi đã được tiêm vắc-xin Covid-19.

Nhân viên y tế Indonesia. Ảnh: Reuters

Nhân viên y tế Indonesia. Ảnh: Reuters

Tờ Reuters hôm 17/6 đưa tin, hơn 350 y bác sĩ ở Indonesia đã bị nhiễm Covid-19 dù đã được tiêm vắc-xin và hàng chục người trong số họ phải nhập viện, làm tăng thêm những lo ngại về hiệu quả của vắc-xin Covid-19. 

Cũng trên tờ Reuters hôm 19/6 trích dẫn lời ông Kenneth Mak, giám đốc cơ quan dịch vụ y tế, thuộc Bộ Y tế Singapore, nói rằng bằng chứng từ các quốc gia khác cho thấy những người được tiêm vắc-xin vẫn có thể bị nhiễm Covid-19. "Vẫn có nguy cơ lây nhiễm đáng kể dù đã tiêm vắc-xin", ông Mak nói và đề cập thông tin về các ca nhiễm của y bác sĩ Indonesia. 

Trả lời về vấn đề liên quan tới vắc-xin Covid-19 của mình, công ty Sinovac chia sẻ với Thời báo Hoàn cầu hôm 22/6 rằng, vắc-xin Sinovac không thể bảo vệ người tiêm 100%, nhưng nó làm giảm các triệu chứng nhiễm bệnh và ngăn tử vong hiệu quả. 

Trước đó, Tân Hoa xã dẫn một nghiên cứu của Bộ Y tế Indonesia cho biết, vắc-xin Sinovac hiệu quả tới 94% trong việc làm giảm triệu chứng Covid-19 ở các nhân viên y tế. 

"Trong số 6.000 nhân viên y tế Indonesia tiêm vắc-xin Sinovac, hơn 300 người bị nhiễm Covid-19 (tương ứng với hơn 5%). Hầu hết người nhiễm đã hồi phục và bắt đầu làm việc trở lại", Badai Ismoyo, người đứng đầu văn phòng y tế ở quận Kudus, nơi chịu ảnh hưởng nặng nề bởi biến chủng Delta ở tỉnh Trung Java, Indonesia, nói. 

Các nhân viên y tế là những người được ưu tiên tiêm chủng vắc-xin Covid-19 ở Indonesia vì tính chất công việc của họ. Quá trình tiêm chủng diễn ra từ tháng 1 và hầu hết nhân viên y tế được tiêm vắc-xin Sinovac. 

Số lượng nhân viên y tế Indonesia tử vong vì Covid-19 đã giảm mạnh từ 158 người hồi tháng 1 xuống chỉ còn 13 người trong tháng 5, theo dữ liệu ý tế độc lập của nhóm LaporCOVID-19. 

Wei Sheng, một giáo sư tại Trường Y tế công cộng thuộc Đại học Khoa học và Kỹ thuật Hoa Trung (Trung Quốc), chia sẻ trong cuộc phỏng vấn với đài truyền hình nhà nước Trung Quốc (CCTV) hôm 21/6 rằng, kết quả của các thử nghiệm mới nhất cho thấy, vắc-xin Sinovac cũng như nhiều vắc-xin khác của chúng tôi có hiệu quả với biến chủng Delta (được tìm thấy đầu tiên ở Ấn Độ). 

Điều này có thể thấy rất rõ trong thực tiễn phòng chống dịch bệnh ở thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông, miền nam Trung Quốc. Nguy cơ mắc bệnh nặng ở những người tiêm vắc-xin giảm đáng kể so với những người chưa được tiêm chủng. Vì vậy, vắc-xin của chúng tôi có tác dụng bảo vệ, ông Wei cho hay.  

Một số chuyên gia Trung Quốc cho rằng, số lượng ngày càng nhiều bệnh nhân Covid-19 dồn vào các bệnh viện khiến các y bác sĩ có nguy cơ lây nhiễm rất cao

Lenny Ekawati, tới từ tổ chức LaporCOVID-19, chia sẻ với Reuters rằng, nhiều nhân viên y tế Indonesia đang rất mệt mỏi vì đại dịch và ít cảnh giác hơn và chưa thực hiện nghiêm ngặt các quy trình phòng chống dịch sau khi tiêm vắc-xin. 

Các chuyên gia Trung Quốc liên tục kêu gọi mọi người tuân thủ chặt chẽ các biện pháp phòng bệnh dù đã được tiêm vắc-xin Covid-19. Các chuyên gia còn đưa ra một giả thuyết khác lý giải về việc các y bác sĩ Indonesia vẫn nhiễm bệnh dù đã tiêm vắc-xin là do những người này có thể đã nhiễm bệnh (không biểu hiện triệu chứng) trước khi tiêm phòng. 

Indonesia là một trong những quốc gia bị đại dịch Covid-19 "tấn công" mạnh nhất ở châu Á. Quốc gia Đông Nam Á này đang trải qua đợt bùng phát do biến chủng Delta. 

Tân Hoa xã dẫn số liệu từ Bộ Y tế Indonesia cho biết, quốc gia này ghi nhận hơn 13.668 ca nhiễm Covid-19 mới hôm 22/6, nâng tổng số ca nhiễm lên hơn 2 triệu ca. Số ca tử vong mới vì Covid-19 trong ngày 22/6 là 335 ca, nâng tổng số ca tử vong vì dịch bệnh của Indonesia lên hơn 55.000 ca. 

Nguồn: [Link nguồn]

Tác dụng phụ khi tiêm vaccine COVID-19: Sao người bị người không?

Tác dụng phụ của vaccine ngừa COVID-19 xảy ra khác nhau tùy thuộc vào cách phản ứng của cơ thể mỗi người, và liên quan...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyễn Thái - Thời báo Hoàn cầu ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN