Trump gặp Kim Jong-un ở Việt Nam: Ai sẽ nhường nhịn ai?

Hội nghị thượng đỉnh lần 2 giữa tổng thống Mỹ Donald Trump và lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un sẽ diễn ra tại Việt Nam trong vòng chưa đến ba tuần nữa, nhưng giới phân tích vẫn hoài nghi về khả năng đạt được thỏa thuận tích cực giữa 2 nước, BBC đưa tin.

Trump gặp Kim Jong-un ở Việt Nam: Ai sẽ nhường nhịn ai? - 1

Tổng thống Mỹ và nhà lãnh đạo Triều Tiên

Kể từ cuộc gặp mặt lịch sử của họ ở Singapore 8 tháng trước, Triều Tiên đạt được rất ít tiến bộ trong việc từ bỏ vũ khí hạt nhân và tiếp tục thực hiện những gì có thể để lách các lệnh trừng phạt.

Theo Bloomberg, điều này cho thấy khoảng cách ngoại giao lớn giữa hai bên khi ngày diễn ra hội nghị thượng đỉnh Trump-Kim lần 2 tại Hà Nội đã gần kề. Nhiều nhà phê bình của Mỹ cho rằng cuộc gặp mặt lần này sẽ diễn ra gần giống như lần trước. Cụ thể, hai nước sẽ chỉ đưa ra một bộ nguyên tắc mơ hồ và không có nhiều thay đổi.

Vipin Narang, giáo sư khoa học chính trị tại Viện Công nghệ Massachusetts (Mỹ) cho biết sẽ rất vui nếu hai bên đạt được thỏa thuận trong việc phi nhân hóa hạt nhân tại hội nghị thượng đỉnh. Tuy nhiên, ông vẫn cho rằng kết quả của cuộc gặp mặt sẽ không mấy khả quan.

Những lời khen “ngọt ngào” của Trump dành cho Kim

Những người ủng hộ Trump cho rằng Mỹ đã đạt được nhiều thành công trong quan hệ ngoại giao với Triều Tiên, bao gồm cả việc ngăn cản các vụ thử tên lửa. Trong bài phát biểu tại Liên bang vào tuần trước, Trump cho biết Mỹ rất hy vọng đạt được một thỏa thuận khả quan hơn với Triều Tiên.

“Nếu tôi không được bầu làm tổng thống thì có thể một cuộc chiến lớn đã xảy ra giữa Mỹ và Triều Tiên”, Trump nói trong tuyên bố liên quan đến hội nghị thượng đỉnh tại Việt Nam. Các quan chức Mỹ cũng chỉ ra rằng Triều Tiên không còn giam giữ bất kỳ lính Mỹ nào, và gần đây đã thả một con tin người Mỹ.

Về phần mình, Triều Tiên có thể tự hào rằng họ đã khiến Trump phải đình chỉ các cuộc tập trận quân sự lớn với Hàn Quốc trước thềm hội nghị thượng đỉnh lần 2.

“Đây là ‘món quà’ mà Mỹ dành cho Triều Tiên”, Bruce Klingner, người nghiên cứu cao cấp về khu vực Đông Bắc Á tại Quỹ Di sản ở Washington cho biết.

Tổng thống Mỹ tiếp tục dành nhiều lời khen ngợi cho ông Kim Jong-un. Trum gửi những lá thư ấm áp cho Kim và hôm thứ 6 gọi ông là “nhà lãnh đạo có thể biến Triều Tiên thành một cường quốc kinh tế vĩ đại nếu từ bỏ kho vũ khí hạt nhân” trên Twitter.

Triều Tiên có thật sự sẽ phi hạt nhân hóa?

Dan Coats, giám đốc tình báo quốc gia Mỹ, tháng trước đã phát biểu trong một hội nghị thượng đỉnh rằng có rất ít khả năng lãnh đạo Triều Tiên sẽ đồng ý phi hạt nhân hóa vì ông coi vũ khí hạt nhân là yếu tố quan trọng sống còn đối với đất nước.

Một báo cáo của Liên Hợp Quốc tuần trước cho thấy Triều Tiên tiếp tục né tránh các lệnh trừng phạt thông qua các chuyển tàu cũng như các hoạt động tài chính bất hợp pháp. Báo cáo cũng cho thấy Triều Tiên đang nỗ lực phân tán các căn cứ tên lửa đạn đạo để bảo vệ nước này khỏi các cuộc tấn công phủ đầu từ kẻ địch.

Tuy nhiên, ngoại trưởng Mỹ Michael Pompeo nói rằng ông Kim đã cam kết phi hạt nhân hóa, và các quan chức đã chỉ ra một loạt các động thái nhỏ để thực hiện cam kết đó. Trong một bài phát biểu tuần trước, đặc phái viên Mỹ tại Triều Tiên, Stephen Biegun, cho biết Triều Tiên đã thực hiện các bước sơ bộ để phá dỡ hai địa điểm thử nghiệm hạt nhân là Tongchang-ri và Punggye-ri, mặc dù không có sự chứng kiến của thanh tra quốc tế.

“Họ đang đi đúng hướng”, Biegun nói. Ông cũng cho biết Triều Tiên đã bày tỏ sự sẵn sàng tháo dỡ tất cả các cơ sở làm giàu Plutonium và Uranium.

Cheong Seong-chang, phó chủ tịch kế hoạch nghiên cứu tại Viện Sejong của Hàn Quốc, nói rằng Biegun và người đồng cấp Triều Tiên, Kim Hyok Chol, có vẻ đã chuẩn bị nhiều hơn hơn so với người tiền nhiệm năm ngoái.

“Họ đã chỉ định các chiến lược đàm phán và sẽ cử các nhóm đàm phán mới đến hội nghị thượng đỉnh:, ông Cheong cho biết.

Thỏa thuận tích cực

Trong bài phát biểu của mình, Biegun lập luận rằng Mỹ sẽ đưa ra các lập trường mềm mỏng để đạt được các thỏa thuận tích cực ở hội nghị thượng đỉnh lần 2, và nước này muốn có một tuyên bố toàn diện về phi hạt nhân hóa.

Nếu Triều Tiên đồng ý, Mỹ sẵn sàng đưa ra những nhượng bộ trong quá trình đàm phán, Biegun nói. Một tuyên bố hòa bình và các cuộc đàm phán để chính thức chấm dứt Chiến tranh Triều Tiên 1950-53 là một trong những điều mà ông Kim mong muốn.

Các nhà đàm phán từ Mỹ và Triều Tiên sẽ gặp nhau tại một quốc gia châu Á khác trong tuần sau, văn phòng Tổng thống Hàn Quốc cho biết hôm chủ nhật.

Theo Robert Carlin, cựu chuyên gia phân tích tình báo của CIA và Bộ Ngoại giao Mỹ, “thật là một sai lầm nếu kỳ vọng quá nhiều tiến triển đàm phán giữa hai nước ở giai đoạn này. Những người trông mong nhiều vào thành công của hội nghị Trum-Kim lần 2 hẳn sẽ không được toại nguyện”.

Mỹ cảm ơn Việt Nam vì tổ chức hội nghị thượng đỉnh Trump-Kim lần hai

Quan chức Mỹ gọi Việt Nam là “một người bạn và đối tác thân thiết của Mỹ”.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyễn Ngọc - Theo Bloomberg ([Tên nguồn])
Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều Tiên Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN