Hồ sơ Pandora: Sửng sốt trước đế chế bất động sản quốc tế bí mật trị giá hơn 100 triệu USD của vua Jordan Abdullah II

Theo Hồ sơ Pandora, vua Jordan Abdullah II đã chi hàng triệu USD để làm tăng thêm danh mục tài sản của mình, trong lúc người dân đang ‘thắt lưng buộc bụng’.

Lực lượng an ninh Jordan bất ngờ ập đến nhà của ông Moayyad al-Majali vào một ngày tháng 10/2019, bắt giữ vị luật sư, tịch thu máy tính xách tay và điện thoại của ông ấy, đồng thời cáo buộc người đàn ông đã vi phạm một trong những tội nghiêm trọng nhất của vương quốc Jordan.

Tội ác của ông ấy là vu khống người cai trị đất nước- Vua Abdullah II, chỉ bằng một câu hỏi duy nhất : “Nhà vua sở hữu bao nhiêu đất?".

Ở một đất nước được hỗ trợ tài chính quốc tế hàng tỷ USD, song tỷ lệ thất nghiệp đã tăng gần gấp đôi trong vòng 7 năm qua, chủ đề này được coi là quá nhạy cảm. 

Tuy nhiên, hôm nay (3/10), Guardian có thể tiết lộ một phần câu trả lời cho câu hỏi của vị luật sư trên, nhờ vào các tài liệu được thu thập bởi Hồ sơ Pandora, kho dữ liệu lớn nhất từng bị rò rỉ, được Tổ chức các nhà báo điều tra quốc tế (ICIJ) chia sẻ.

Vua Abdullah II được cho là đã dành nhiều thập kỷ qua để xây dựng một đế chế bất động sản cao cấp quốc tế trị giá hơn 100 triệu USD. Hình minh họa: Guardian Design

Vua Abdullah II được cho là đã dành nhiều thập kỷ qua để xây dựng một đế chế bất động sản cao cấp quốc tế trị giá hơn 100 triệu USD. Hình minh họa: Guardian Design

Hồ sơ cho thấy rằng vị quốc vương đương nhiệm lâu nhất Ả Rập đã dành nhiều thập kỷ qua để tích lũy một đế chế bất động sản quốc tế trị giá hơn 100 triệu USD (74 triệu bảng Anh), với dấu chân trải dài từ đỉnh núi Malibu, California, đến Washington DC. và cả trung tâm thủ đô London, Anh

Điều này đã lý giải tại sao Quốc vương Abdullah lại mong muốn giữ bí mật khi được hỏi về tài sản. Ông đã che đậy quyền sở hữu tài sản thông qua hàng loạt công ty nước ngoài tại Quần đảo Virgin thuộc Anh (BVI), theo Hiệp hội các nhà báo điều tra quốc tế (ICIJ). 

Các tài sản trị giá hàng triệu USD đã được mua khi viện trợ kinh tế và quân sự của Mỹ cho Jordan tăng gấp bốn lần và các công dân Jordan phải thắt lưng buộc bụng.

Việc sử dụng các công ty nước ngoài để mua tài sản không phải là bất hợp pháp và đôi khi nó được thực hiện để bảo vệ quyền riêng tư hoặc bảo mật. Tuy nhiên, sự bí mật mà các hệ thống nước ngoài trao cho những người giàu có thể mở ra cánh cửa liên quan tới hoạt động rửa tiền.

Có lẽ món đồ lộng lẫy nhất - và chắc chắn là đắt nhất - trong số những lần mua sắm của nhà vua được tiết lộ trong Hồ sơ Pandora là một bất động sản rộng lớn trên đỉnh vách đá trên bờ biển Malibu của California. Nó được mô tả như một “dinh thự lớn giống như khách sạn nghỉ dưỡng” gồm 26 phòng, nhìn ra một dải bờ biển, được coi là địa điểm quay cảnh cuối đầy kịch tính trong bộ phim Planet of the Apes năm 1968.

Hồ sơ công khai cho thấy ngôi nhà được chuyển từ các nhà sản xuất Hollywood cho các tỷ phú. Cụ thể, vua Abdullah đã mua nó vào tháng 8/2014 với giá 33,5 triệu USD, ước tính là mức giá kỷ lục đối với bất động sản trong khu vực. Sau đó, nhà vua mua lại hai tài sản lân cận. Trong hai năm trước, vua Abdullah đã mua ba căn hộ chung cư ở Washington DC với tổng giá trị 13,8 triệu USD.

Vua Abdullah mua ba bất động sản trên đỉnh vách đá trên bờ biển Malibu của California. Ảnh: BBC

Vua Abdullah mua ba bất động sản trên đỉnh vách đá trên bờ biển Malibu của California. Ảnh: BBC

Vụ rò rỉ giấy tờ cũng tiết lộ cách nhà cai trị Jordan bí mật mua lại danh mục đầu tư gồm 7 bất động sản sang trọng ở Vương quốc Anh - trong đó có 3 bất động sản ở Belgravia, London. Được mua từ năm 2003 đến năm 2011, các bất động sản ở Anh ước tính có giá trị thị trường hiện tại khoảng 28 triệu bảng Anh.

Nhà vua cho biết ông sở hữu khối tài sản dựa trên năng lực cá nhân. Mặc dù không có bằng chứng về hành vi phạm pháp, tài sản ròng và thu nhập của nhà vua vẫn được bảo vệ chặt chẽ.

Các luật sư của nhà vua cho biết: “HM [Bệ hạ] không hề lạm dụng tiền công hoặc sử dụng bất kỳ khoản tiền thu được từ viện trợ hoặc hỗ trợ nhằm mục đích sử dụng cá nhân. HM quan tâm sâu sắc đến Jordan và người dân. Ông hành động một cách chính trực, mong muốn mang lại lợi ích tốt nhất của đất nước và công dân của mình mọi lúc”.

Jordan được cho là đã chặn website của ICIJ - nơi chủ trì vụ thẩm định tài liệu rò rỉ - vài giờ trước khi Hồ sơ Pandora được công bố hôm 3/10.

Vua Abdullah đã cai trị Jordan kể từ khi của cha ông – Hussein qua đời vào năm 1999. Vua Hussein luôn coi vương quốc này như một đồng minh quan trọng của phương tây và được biết đến với những màn thể hiện sự giàu có của mình. Ông từng chạy vòng quanh thủ đô Amman bằng một trong số hàng chục chiếc xe thể thao mà ông sở hữu - hầu hết chúng hiện đang được trưng bày tại một bảo tàng trong thành phố.

Con trai của ông đã duy trì các mối liên kết với phương Tây nhưng ít công khai hơn trong chi tiêu của mình - để phù hợp với điều kiện kinh tế ở đất nước được các nhà nghiên cứu quốc hội Mỹ mô tả là "cực kỳ khó khăn”.

Vua Abdullah II và Hoàng hậu Rania.

Vua Abdullah II và Hoàng hậu Rania.

Khoảng 1/4 người Jordan thất nghiệp, theo số liệu năm 2020, trong khi Jordan đã thực hiện các làn sóng chính sách thắt lưng buộc bụng trong ba thập kỷ qua để đổi lấy quyền tiếp cận các khoản vay của IMF.

Các động thái này đã dẫn đến các đợt tăng thuế liên tiếp và cắt giảm trợ cấp bánh mì, điện và nhiên liệu. Chính phủ cũng đang phát động một chiến dịch nhằm dẹp bỏ các gian lận thuế nhằm kiềm chế nợ công, tất cả đều trái ngược hoàn toàn với tác động của việc thắt lưng buộc bụng đối với nhà vua. "Theo luật của Jordan, HM không phải nộp thuế", các luật sư của ông cho biết.

Các cuộc biểu tình phản đối việc cắt giảm phúc lợi và đòi hỏi mức lương cao hơn trong khu vực công đã khiến vua Abdullah cách chức một số thủ tướng trong thập kỷ qua, đây được coi là một cách để giải tỏa sự tức giận của công chúng. Các luật sư của ông cho biết vua Abdullah dành "một tỷ lệ đáng kể" trong tài sản cá nhân của mình cho các hoạt động từ thiện phù hợp với "tầm nhìn hướng tới một xã hội bình đẳng".

Tuy nhiên, phần lớn các giao dịch mua bất động sản trên Hồ sơ Pandora lại diễn ra trong một thập kỷ đầy khó khăn vừa qua.

Mỹ đã rót khoản viện trợ tài chính ngày càng tăng cho Jordan trong những thập kỷ qua. Con số viện trợ lên tới 22 tỷ USD vào năm 2018 và tiếp tục tăng thêm trong những năm sau đó.

Tuy nhiên, theo Hồ sơ Pandora, nhà vua đã chi hàng triệu USD để làm tăng thêm danh mục tài sản của mình vào thời gian này.

Abdullah có một danh mục đầu tư gồm 7 bất động sản sang trọng ở Vương quốc Anh được mua từ năm 2003 đến năm 2011 - trong đó có ba bất động sản ở Belgravia, London. Ảnh: Martin Godwin / The Guardian

Abdullah có một danh mục đầu tư gồm 7 bất động sản sang trọng ở Vương quốc Anh được mua từ năm 2003 đến năm 2011 - trong đó có ba bất động sản ở Belgravia, London. Ảnh: Martin Godwin / The Guardian

Bảng ngân sách mới nhất của Jordan cho thấy khoản tiền hàng năm trị giá khoảng 35 triệu USD trong công quỹ được chi cho việc bảo trì các cung điện hoàng gia, nhưng không liệt kê bất kỳ khoản lương nào cho nhà vua hoặc các thành viên hoàng gia khác.

Các luật sư của ông Abdullah cho biết: “Tài sản cá nhân của nhà vua không phải từ công quỹ, mà là từ các nguồn cá nhân”.

Các tài liệu trong Hồ sơ Pandora có chứa một bản ghi nhớ nội bộ vào tháng 2/2017 giữa các nhà quản lý tại công ty luật Panama Alcogal, trong đó nêu rõ rằng nhà vua Jordan là chủ sở hữu thực sự của 16 công ty nắm giữ tài sản khác nhau ở Mỹ, Anh và Jersey.

Theo các dữ liệu bị rò rỉ, các nhân viên của Alcogal dường như đã cố gắng bảo vệ bí mật của nhà vua, Guardian cho biết.

Nguồn: [Link nguồn]

'Hồ sơ Pandora': Hàng loạt nguyên thủ quốc gia bí mật giấu tài sản ở nước ngoài

Theo "Hồ sơ Pandora", hàng loạt nguyên thủ quốc gia và chính phủ đã sử dụng các thiên đường thuế ở nước ngoài...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Mộc Miên (Theo Guardian) ([Tên nguồn])
Thời sự thế giới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN