Hệ thống tên lửa đất đối không S-300 của Nga lọt vào tay Mỹ?

Sự kiện: Vũ khí quân sự

Một blogger quân sự đã đăng một bức ảnh vệ tinh chụp hệ thống tên lửa đất đối không được cho là biến thể từ S-300 của Nga tại “một bãi thử ở Mỹ”.

Hệ thống tên lửa đất đối không S-300 của Nga lọt vào tay Mỹ? - 1

Bức ảnh vệ tinh cho thấy biến thể S-300PT bố trí tại một bãi thử ở Mỹ. Ảnh: Twitter

Đài Sputnik hôm 12-5 dẫn lại bức ảnh cho thấy một số thành phần của tổ hợp tên lửa S-300 (Nga) đã sửa đổi, gọi là biến thể S-300PT, bao gồm các bệ phóng 5P85PT gắn trên rơ-moóc và hệ thống điều khiển hỏa lực 30N6 đang bố trí ở một bãi thử tại Mỹ. Tuy nhiên, hệ thống này không bao gồm các thiết bị điện tử.

Khi đăng tải bức ảnh vệ tinh được cho là biến thể từ S-300 của Nga, một Blogger quân sự  – người chuyên phân tích dữ liệu vệ tinh bằng Google Earth trên mạng xã hội Twitter – không tiết lộ S-300PT đặt tại khu vực nào của Mỹ cũng như nó còn hoạt động hay không. Blogger này đã xóa bài viết gốc khi truyền thông Nga tìm thấy và đăng lại.

Bức ảnh dẫn tới những đồn đoán rằng Mỹ sử dụng S-300 trong khóa huấn luyện phục vụ chiến dịch quân sự chống lại Venezuela. Nước này sở hữu ít nhất hai phiên bản nâng cấp S-300VMS để bảo vệ các cơ sở quân sự và tòa nhà chính phủ.

Ngoài Venezuela, Nga còn bán S-300 cho một số đồng minh NATO của Mỹ bao gồm Bulgaria, Slovakia và Hy Lạp.

Theo đài Sputnik, Mỹ cũng từng bí mật mua một tổ hợp S-300 từ Belarus vào năm 1994 mà không có các thiết bị điện tử và radar. Mỹ được cho là bổ sung các bộ phận còn thiếu này ở Kazakhstan.

S-300 bắt đầu phục vụ quân đội Liên Xô vào năm 1978, sau đó được cung cấp cho hơn 12 quốc gia với nhiều sửa đổi khác nhau kể từ đó. Quân đội Nga tiến hành nâng cấp S-300 vào những năm 2000 và chính thức sử dụng hệ thống phòng không S-400 năm 2007.

Hệ thống tên lửa đất đối không S-300 của Nga lọt vào tay Mỹ? - 2

Hệ thống phòng không S-300PT. Ảnh: defence-blog

Đài Sputnik cho biết Nga đang sở hữu khoảng 2.000 bệ phóng S-300, liên tục nâng cấp chúng như cải tiến thiết bị điện tử, radar và tầm bắn.

Trong khi đó, biến thể S-300PТ ra đời nhằm mục đích phòng thủ tại các tòa nhà hành chính, công nghiệp và quân sự, chống lại tất cả cuộc không kích.

Tổ chức phi lợi nhuận Air Power Australia (Úc) cho biết tên lửa của S-300PT được phóng từ ống hình trụ kín theo chiều dọc trước khi động cơ của nó được khởi động.

Trang defence-blog tiết lộ quân đội Mỹ thường tiến hành tập trận trên không với các hệ thống phòng không kiểu Nga để "tăng thêm tính chân thực".

Putin tiết lộ về tên lửa hạt nhân 220 tấn mạnh nhất thế giới của Nga

Tên lửa đạn đạo liên lục địa uy lực nhất của Nga đang trải qua giai đoạn thử nghiệm cuối cùng, trong khi các vũ khí...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phạm Nghĩa - Sputnik ([Tên nguồn])
Vũ khí quân sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN