Giữa cấm vận, thiết bị công nghệ của công ty Mỹ vẫn đến tay nhà sản xuất tên lửa Nga?

Một công ty công nghệ của Mỹ vẫn cung cấp các thiết bị công nghệ cao cho một công ty quốc phòng Nga, Reuters ngày 12/10 cho biết.

Tên lửa phòng không S-400 của Nga.

Tên lửa phòng không S-400 của Nga.

Kể từ khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea năm 2014, các công ty Mỹ bị cấm làm ăn với MMZ Avangard - công ty quốc phòng nhà nước Nga chịu trách nhiệm sản xuất đạn tên lửa cho hệ thống phòng không S-400.

Mỹ và phương Tây đặc biệt quan ngại hệ thống S-400 của Nga, từng trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ, ngừng thỏa thuận bán chiến đấu cơ tàng hình F-35 sau khi Ankara nhận các tên lửa phòng không Nga.

Nhưng bất chấp nỗ lực kiểm soát của chính phủ, công ty công nghệ Mỹ Extreme Networks (EXTR.O) vẫn cung cấp cho MMZ Avangard các thiết bị mạng máy tính - các tài liệu kinh doanh do Reuters thu thập cho biết.

Phản hồi Reuters, Extreme Networks nói các thiết bị do công ty sản xuất có thể được bán cho MMZ Avangard thông qua người trung gian. Hãng khẳng định không biết các thiết bị của mình được bán cho công ty quốc phòng Nga và đã chủ động liên hệ với nhà chức trách Mỹ để xác minh làm rõ.

Ukraine cáo buộc Nga sử dụng đạn tên lửa do MMZ Avangard chế tạo để tấn công các mục tiêu trên mặt đất và gây ra thương vong cho dân thường.

MMZ Avangard là công ty con của tập đoàn quốc phòng Nga Almaz-Antey - đơn vị thiết kế các tên lửa S-300 và S-400.

Đạn tên lửa S-300 khai hỏa.

Đạn tên lửa S-300 khai hỏa.

Trong giai đoạn năm 2017 - 2021, MMZ Avangard đã mua các trang thiết bị từ công ty Extreme Networks ở Mỹ, theo Reuters. Các sản phẩm bao gồm bộ chuyển mạch tốc độ cao, các thiết bị vụ phục xây dựng mạng IT và phần mềm.

Các tài liệu cho thấy Extreme Networks giao dịch thông qua một công ty có trụ sở gần Moscow và công ty Mỹ không nghi ngờ đối tác đứng sau.

Theo Reuters, việc các công ty quốc phòng Nga vẫn không ngừng thu thập thiết bị công nghệ Mỹ có thể giúp sản xuất vũ khí (trực tiếp hay gián tiếp), cho thấy những thách thức đối với phương Tây trong nỗ lực "bóp nghẹt" nền kinh tế và ngành công nghiệp quốc phòng của Nga.

Vào tháng 4, 6 tuần sau khi Nga phát động chiến dịch quân sự ở Ukraine, một nhân viên của Extreme Networks đã đệ đơn khiếu nại nội bộ, cáo buộc công ty đang bán thiết bị cho các nhà sản xuất quân sự khác nhau ở Nga. "Thiết bị của công ty được sử dụng trên các tàu chiến Nga và trong các hệ thống thông tin liên lạc", theo nội dung trong đơn khiếu nại do Reuters thu thập.

Extreme Networks nói lá đơn khiếu nại này do một nhân viên bất mãn viết và khẳng định không bán các thiết bị được sử dụng trên tàu chiến Nga.  

Theo một cuộc điều tra của Reuters vào tháng 8, trong khi Mỹ và các đồng minh cấm xuất khẩu công nghệ cao sang Nga để cố gắng làm tê liệt ngành công nghiệp quốc phòng Nga, các thiết bị và bộ phận máy tính có nguồn gốc phương Tây vẫn được xuất khẩu sang Nga.

Đầu tháng 10, quân đội Nga đã nhận lô xe tăng T-80BVM mới từ công ty quốc phòng Omsktransmash, bất chấp nỗ lực cấm vận nhằm vào ngành công nghiệp quốc phòng nước này.

Nguồn: [Link nguồn]

Quân đội Nga nhận lô xe tăng uy lực bất chấp nỗ lực trừng phạt của phương Tây

Kể từ khi xung đột ở Ukraine nổ ra, Mỹ và phương Tây đã áp đặt các lệnh trừng phạt nhằm gây tổn hại nền kinh tế Nga và ngừng xuất khẩu các nguyên liệu, linh kiện điện...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Đăng Nguyễn - Reuters ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN