EU bàn áp giá trần lên khí đốt và dầu Nga đến đâu?

Đã nhiều tháng trôi qua nhưng có vẻ chuyện áp giá trần lên khí đốt và dầu của Nga vẫn là chuyện chưa thể nói chắc với EU.

Một trong những trọng tâm hành động của Liên minh châu Âu (EU) thời gian qua nhằm phản ứng với việc Nga phát động chiến dịch quân sự ở Ukraine là bàn áp giá trần lên khí đốt và dầu Nga. Mục đích của EU là giảm đến mức tối thiểu thu nhập của Nga, hạn chế nguồn tiền Nga chi cho chiến dịch. Tuy nhiên, đã nhiều tháng trôi qua nhưng có vẻ đường đi này của EU vẫn còn xa.

Theo hãng tin Reuters, từ đầu tháng 9 Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen cho biết bà đã đề xuất với Hội đồng Năng lượng EU về việc thiết lập mức giá trần khí đốt lên Nga. Tuy nhiên kể từ thời điểm đó, nội bộ EU luôn lục đục việc này.

Một số thành viên của khối như Bỉ, Hy Lạp, Ý và Ba Lan nhiều lần yêu cầu EU thông qua đề xuất áp giá trần lên khí đốt Nga. Trong khi đó, một số thành viên khác như Đức, Hungary liên tục cảnh báo rằng việc áp giá trần khí đốt Nga sẽ khiến EU gặp khó trong việc đảm bảo nguồn cung từ thị trường quốc tế.

Chủ tịch Ủy ban châu Âu - bà Ursula von der Leyen. Ảnh: CEPS

Chủ tịch Ủy ban châu Âu - bà Ursula von der Leyen. Ảnh: CEPS

Sau nhiều phiên họp chưa thống nhất được, các bộ trưởng năng lượng EU sẽ họp tiếp vào ngày 24-11 tới để quyết định. Để việc áp giá trần khí đốt Nga được thông qua, khối này cần sự đồng thuận của ít nhất 15 nước thành viên.

Cũng trong tháng 9, các bộ trưởng nhóm G7 thống nhất kế hoạch áp giá trần lên dầu thô Nga. Theo kế hoạch, phương Tây sẽ kêu gọi tất cả các nước nhập khẩu dầu thô và các sản phẩm dầu mỏ của Nga cam kết sẽ chỉ mua với mức giá bằng hoặc thấp hơn giá trần.

Tháng trước, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen có nói rằng vẫn chưa chốt giá trần dầu Nga là bao nhiêu, song cho hay mức giá có thể rơi vào khoảng 60 USD/thùng, theo Reuters.

Nguồn: [Link nguồn]

EU đang bàn áp trần giá khí đốt Nga, một nước đã tuyên bố được miễn trừ

Thủ tướng Hungary Viktor Orban tuyên bố, bất kỳ mức giá trần nào đối với khí đốt mà EU có thể thông qua trong tương lai đều sẽ không được áp dụng với Hungary.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo BẢO TRÂN ([Tên nguồn])
Thời sự thế giới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN