Dung mạo khuynh thành thời vàng son của Từ Hy Thái hậu cùng trăm nghìn kế giữ gìn nhan sắc

Chiêm ngưỡng những bức ảnh đã được phục chế có thể thấy rằng khi còn trẻ, Từ Hy Thái hậu đã sà đã sở hữu một vẻ đẹp ‘nghiêng nước nghiêng thành’.

Từ Hy Thái hậu sinh ngày 29/11/1835, là phi tần của Thanh Văn Tông Hàm Phong Đế. Bà là một trong số ít phụ nữ nắm quyền trong các triều đại phong kiến của Trung Quốc cổ đại.

Xuất thân là một người phụ nữ bình thường, gia cảnh không có gì nổi bật, vậy sao người phụ nữ này có thể leo lên đỉnh cao quyền lực như vậy?

Từ Hy Thái hậu.

Từ Hy Thái hậu.

Nhiều người tò mò muốn biết dung mạo thời trẻ của bà có phải là một giai nhân tuyệt sắc hay không. Do đó, các chuyên gia, học giả đã tìm kiếm những tư liệu về thời trẻ của Từ Hy Thái hậu nhưng không có kết quả. Đa số bức ảnh, tranh vẽ Từ Hy Thái hậu đều là khi bà 70 tuổi.

Tuy nhiên, hiện nay, với công nghệ hiện đại, các chuyên gia đã tiến hành phục dựng diện mạo thuở thanh xuân của bà. Kết quả cho thấy Từ Hy Thái hậu lúc trẻ là một mỹ nhân có dung mạo tuyệt sắc.

Hình ảnh Từ Hy Thái hậu được các chuyên gia phục dựng.

Hình ảnh Từ Hy Thái hậu được các chuyên gia phục dựng.

Hình ảnh khác không kém phần mỹ lệ của Từ Hy Thái hậu được làm bằng phần mềm photoshop.

Hình ảnh khác không kém phần mỹ lệ của Từ Hy Thái hậu được làm bằng phần mềm photoshop.

Đôi mắt trong veo đọng nước, lông mày lá liễu, khuôn mặt trái xoan chuẩn mực, đuôi mắt đan phượng. Tất cả đều đạt đến tiêu chuẩn của cái đẹp

Chính bởi nhan sắc diễm lệ, thần thái xuất chúng nên bà đã vượt qua kỳ thi tuyển tú nghiêm ngặt và trở thành phi tần của Hàm Phong đế.

Còn theo sử sách ghi lại, Từ Hy Thái hậu vào cung từ năm 17 tuổi làm thê thiếp của hoàng đế Tây An. Khi ấy, bà nhờ gương mặt thanh tú mỹ lệ, thân hình mảnh mai nên đã nhanh chóng chiếm được sự sủng ái của hoàng đế. Năm 21 tuổi, bà vì hạ sinh hoàng tử trưởng mà lên làm quý phi.

Bên cạnh đó, Từ Hy Thái hậu còn là một tài nữ, cầm kỳ thi họa đều tinh thông, cho nên được hoàng thượng yêu thương. Khi Hoàng đế Tây An mắc trọng bệnh, bà đã thay ông giải quyết việc triều chính, phê chuẩn tấu chương. Lúc ấy việc làm này của bà bị rất nhiều quan đại thần phản đối nhưng cũng chẳng có tác dụng gì. 

Trăm cách gìn giữ nhan sắc:

Làm đẹp bằng bột ngọc trai (trân châu)

Dung mạo khuynh thành thời vàng son của Từ Hy Thái hậu cùng trăm nghìn kế giữ gìn nhan sắc - 4

Trân châu chính là phương thuốc được Từ Hy Thái hậu sử dụng để làm đẹp và giúp bà kéo dài tuổi thọ. Người hầu thường rửa sạch trân châu, sau đó lấy vải bọc vào, đem nấu với đậu phụ khoảng 2h, vớt trân châu ra nghiền lại thành bột mịn, để khô, dùng uống dần với trà nóng.

Mật ong

Dung mạo khuynh thành thời vàng son của Từ Hy Thái hậu cùng trăm nghìn kế giữ gìn nhan sắc - 5

Sử sách ghi lại rằng, Từ Hy Thái hậu thường dùng thuốc mỡ hoa cúc (có thành phần chính là mật ong và hoa cúc).

Cách làm là hái nhiều hoa cúc tươi cho vào nồi nước sắc chín nhừ, vớt bỏ xác, cô nước cho đặc lại, thêm mật ong vừa lượng vào cùng nấu thành dạng cao đặc, cho vào lọ sành để uống dần.

Sách Thần Nông bản thảo kinh (một quyển sách cổ về thuốc và nông nghiệp Trung Quốc xưa) có ghi rằng tác dụng của mật ong là "tiêu trừ mọi bệnh" và "uống lâu cũng sẽ không bị ảnh hưởng".

Ngậm nhân sâm

Dung mạo khuynh thành thời vàng son của Từ Hy Thái hậu cùng trăm nghìn kế giữ gìn nhan sắc - 6

Từ Hy Thái hậu ngậm nhân sâm suốt đời. Mỗi sáng cung nữ đúng giờ dâng lên Từ Hy 1 đồng cân (1/10 lạng) nhân sâm. Bà không nhai hay nuốt mà ngậm trong miệng cho đến khi sâm tan ra hết. Vì thế có nhiều khi thái hậu nói chuyện không rõ ràng là do ngậm sâm chứ không phải bệnh lưỡi như nhiều lời đồn.

Làm đẹp bằng lòng trắng trứng gà

Dung mạo khuynh thành thời vàng son của Từ Hy Thái hậu cùng trăm nghìn kế giữ gìn nhan sắc - 7

Vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ khoảng 1 tiếng, Từ Hy Thái hậu dùng lòng trắng trứng xoa lên mặt, đắp mặt nạ khoảng 30 phút rồi rửa sạch với nước ấm. Sau đó, thoa nước hoa Sơn Trà vỗ nhẹ nhàng lên mặt. Lòng trắng trứng và nước hoa Sơn Trà có tác dụng tẩy tế bào chết, se khít lỗ chân lông, khiến da mặt mịn màng, trắng sáng.

Dùng ngân nhĩ

Dung mạo khuynh thành thời vàng son của Từ Hy Thái hậu cùng trăm nghìn kế giữ gìn nhan sắc - 8

Ngân nhĩ còn được gọi là mộc nhĩ trắng, tính vị can bình chứa nhiều thành phần có lợi giúp bổ thận, tăng cường sức khỏe, cố tính điều huyết, nhuận phế giảm ho, bổ khí bổ não, khỏe tim, đặc biệt là có thể làm nhuận âm giữ gìn nhan sắc, có tác dụng dưỡng mềm da.

Sách y học “Bản thảo tái tân” có nói: ngân nhĩ trắng có tác dụng nhuận phế bổ âm. Mọi người trong cung đều biết rằng thường xuyên ăn mộc nhĩ trắng có thể lưu giữ được tuổi thanh xuân, nhan sắc tươi trẻ. Nó là loại thực phẩm bổ dưỡng, phòng ngừa được bệnh tật, giữ gìn sắc đẹp và có khả năng kéo dài tuổi thọ. Vì những lợi ích đó mà ngân nhĩ đã trở thành thực phẩm làm đẹp không thể thiếu của Từ Hy Thái hậu.

Quá trình đun ngân nhĩ diễn ra suốt đêm, và chỉ đến khi những tia nắng mặt trời đầu tiên chiếu rọi vào cung thì các thái giám mới mở nắp lò và chuẩn bị dâng món ngân nhĩ nóng bổ dưỡng cho Thái hậu.

Nguồn: [Link nguồn]

Vị phi tần xinh đẹp, tài giỏi bị Từ Hy Thái hậu đày vào lãnh cung, tàn nhẫn cho người ném xuống giếng

Khi Trân phi quỳ xuống đất xin được gặp Từ Hy Thái hậu, Thôi Ngọc Quý không đáp ứng mà đạp bà xuống giếng.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Mộc Miên (T/h) ([Tên nguồn])
Tin tức Trung Quốc Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN