Động thái mới của Trung Quốc ở nơi xảy ra đụng độ chết người với Ấn Độ

Quân Trung Quốc đã rút hoàn toàn khỏi thung lũng Galwan hôm 6.7, sau 61 ngày Trung Quốc và Ấn Độ leo thang căng thẳng ở vùng biên giới tranh chấp.

Binh sĩ Ấn Độ canh gác ở vùng Ladakh, gần nơi xảy ra tranh chấp với Trung Quốc.

Binh sĩ Ấn Độ canh gác ở vùng Ladakh, gần nơi xảy ra tranh chấp với Trung Quốc.

Theo tờ The Print, Trung Quốc lần này rất chủ động rút quân, việc rút lui diễn ra nhanh nhạy, không kèm theo bất cứ điều kiện hay lời cảnh báo nào.

Trong cuộc đụng độ chết người hôm 15.6, các quân nhân Ấn Độ tháo dỡ lều bạt, trạm quan sát của Trung Quốc, yêu cầu binh lính Trung Quốc rút khỏi khu vực do Ấn Độ kiểm soát ở thung lũng Galwan thì bị tấn công bất ngờ.

20 quân nhân Ấn Độ thiệt mạng trong cuộc đụng độ đêm hôm đó. Thương vong bên phía Trung Quốc không được công khai.

Không rõ việc rút quân có liên quan đến tình trạng nước dâng cao ở bờ sông Galwan hay đây là chủ ý hạ nhiệt căng thẳng Trung Quốc, theo truyền thông Ấn Độ.

Nước sông Galwan đang dâng cao do hiện tượng băng tan. Tình trạng này khiến cả binh sĩ Ấn Độ và Trung Quốc khó có thể duy trì lực lượng đông đảo trong khu vực.

Ngoài thung lũng Galwan, Trung Quốc cũng bắt đầu rút quân ở nhiều khu vực tranh chấp khác, nhưng tình hình ở hồ Pangong - nơi xảy ra ẩu đả hồi tháng 5 thì chưa có dấu hiệu tiến triển

Ước tính các binh sĩ Trung Quốc đã rút sâu khỏi các vùng tranh chấp khoảng 1,5-2km. Phía Ấn Độ cũng làm điều tương tự nhưng nguồn tin nói “sẽ rút lui ở khoảng cách ngắn hơn” so với Trung Quốc.

Cả hai nước sẽ có 72 giờ để đánh giá lại tình hình ở thực địa, xem tình hình được hạ nhiệt đến đâu để làm cơ sở cho các vòng đàm phán tiếp theo.

Phía Trung Quốc và Ấn Độ cũng đồng ý về cái gọi là “vùng tiếp giáp”, nơi mà hai bên không được phép xây dựng cơ sở hạ tầng hay đưa binh sĩ đến tuần tra để tránh xảy ra căng thẳng.

Phía Ấn Độ bày tỏ tin tưởng rằng hai bên có thể khôi phục lại tình hình ở vùng ranh giới như giai đoạn đầu tháng 4.

Nguồn: [Link nguồn]

Trung Quốc đã tính toán sai lầm khi “chọc giận” Ấn Độ?

Trung Quốc chỉ muốn căng thẳng với quốc gia láng giềng Ấn Độ giới hạn ở phạm vi tranh chấp biên giới, nhưng Ấn Độ...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - SCMP ([Tên nguồn])
Căng thẳng Trung Quốc - Ấn Độ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN