Đồng minh Mỹ ở châu Á "đấu nhau", Trung Quốc ngư ông đắc lợi?

Quan hệ giữa Hàn Quốc và Nhật Bản, 2 đồng minh thân cận của Mỹ ở đông bắc Á, dường như ngày càng xấu đi. Với tình thế ấy, Trung Quốc hưởng lợi gì?

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe (trái) và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe (trái) và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in

Tờ SCMP hôm 8/9 đưa tin, trong những ngày cuối tháng 8, chính phủ Hàn Quốc tuyên bố sẽ không gia hạn Hiệp định Thông tin Quân sự chung (GSOMIA) 2016 với Nhật Bản, phá vỡ thỏa thuận chia sẻ thông tin tình báo giữa Seoul và Tokyo.

Với tuyên bố này, giới chức Hàn Quốc muốn gửi tới Nhật Bản một thông điệp mạnh mẽ rằng Seoul không hài lòng với việc Tokyo quyết định áp đặt kiểm soát xuất khẩu với Hàn Quốc hồi đầu hè.

Quyết định của Nhật Bản được đưa ra sau khi Tokyo nhận thấy chính phủ cấp tiến Hàn Quốc hiện tại có thể phá vỡ các thỏa thuận trong quá khứ giữa hai nước bất kể lúc nào. 

Theo SCMP, những gì chúng ta thấy ở khu vực đông bắc Á ngày hôm nay là thực tế Hàn Quốc và Nhật Bản đang coi nhau là đối thủ. Từ "đối thủ" có thể hơi quá nhưng nó mô tả vòng xoáy hiện tại khi hai bên liên tục có các biện pháp áp đặt chi phí nhằm vào nhau. Họ không hoàn toàn là kẻ thù nhưng chắc chắn không phải là những người bạn.

Nguồn gốc của tranh chấp hiện tại cũng liên quan tới một thỏa thuận năm 2015. Khi đó, chính phủ bảo thủ của Hàn Quốc và chính phủ Nhật Bản cùng kết luận phũ phàng về tình trạng phụ nữ Hàn Quốc bị ép làm nô lệ tình dục trong Thế chiến II bởi quân đội hoàng gia Nhật Bản. Giờ đây, chính phủ cấp tiến Hàn Quốc phủ nhận thỏa thuận trên.

Căng thẳng giữa Hàn Quốc và Nhật Bản đã lan sang cả lĩnh vực an ninh, quân sự

Căng thẳng giữa Hàn Quốc và Nhật Bản đã lan sang cả lĩnh vực an ninh, quân sự

Sự chấm dứt của hiệp định GSOMIA cho thấy tranh chấp đã lan sang cả lĩnh vực an ninh. Nếu không có GSOMIA, Hàn Quốc và Nhật Bản sẽ phải phụ thuộc vào thông tin tình báo từ Mỹ về Triều Tiên và các vấn đề khác. Ngoài ra, việc chia sẻ thông tin phân loại trực tiếp giữa 2 bên cũng không thể diễn ra như trước. Trong khi đó, Mỹ không thích phải chọn đứng về phe nào giữa 2 đồng minh thân cận.

Đối với chính quyền Tổng thống Trump, sự kết thúc của hiệp định GSOMIA giữa 2 đồng minh quan trọng ở đông Á sẽ là trở ngại cho tầm nhìn trong Chiến lược An ninh Quốc gia 2017 và Chiến lược Quốc phòng 2018 - các tài liệu này nhấn mạnh vai trò trung tâm của các đồng minh Mỹ trong "cuộc tranh đấu quyền lực".

Với cá nhân ông Trump, những khó khăn đang diễn ra giữa Seoul và Tokyo có thể sẽ như một sự củng cố thêm cho quan điểm các nước đồng minh đem lại rắc rối nhiều hơn lợi ích. Ông chủ Nhà Trắng cho rằng đồng minh không khác gì "các thỏa thuận tồi tệ" và tỏ ra không mấy quan tâm đến việc củng cố mối quan hệ với các nước đồng minh.

Quốc gia hưởng lợi khi GSOMIA sụp đổ rõ ràng là Trung Quốc, SCMP nhận định. Bắc Kinh đang có một cơ hội vàng trước mắt. Cả Hàn Quốc và Nhật Bản đều cân nhắc về việc duy trì mối quan hệ lâu dài với Trung Quốc và chọn cách không xa lánh hoàn toàn Bắc Kinh, duy trì các liên kết mở.

Trong tình cảnh Hàn Quốc và Nhật Bản đang "ngoảnh mặt" với nhau, Trung Quốc ở giữa có thể thành "ngư ông đắc lợi".

Trung Quốc sẽ bị 2 quốc gia châu Á này vượt mặt trong thập kỷ tới?

Trong tương lai, sẽ có tận 2 nước tại châu Á vươn lên thay thế Trung Quốc để trở thành động lực của sự tăng trưởng...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyễn Thái - SCMP ([Tên nguồn])
Tin tức Trung Quốc Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN