Điều khiến Trung Quốc lo lắng sau đảo chính ở Myanmar

Cuộc đảo chính quân sự hôm 1/2 khiến nhiều người ở Trung Quốc nhớ về "sự cố Myanmar" hồi tháng 11/2018.

Sự bất ổn hậu đảo chính Myanmar khiến Trung Quốc lo lắng về nguồn cung đất hiếm. Ảnh: Reuters

Sự bất ổn hậu đảo chính Myanmar khiến Trung Quốc lo lắng về nguồn cung đất hiếm. Ảnh: Reuters

Theo Nikkei Asia, Trung Quốc sở hữu trữ lượng các nguyên tố đất hiếm lớn nhất, thứ không thể thiếu trong việc sản xuất nhiều loại sản phẩm công nghệ từ điện thoại thông minh, xe điện, máy phát điện đến hệ thống phòng thủ tên lửa. Tuy nhiên, Bắc Kinh cũng phụ thuộc rất nhiều vào việc nhập khẩu các nguyên tố đất hiếm, chủ yếu từ Mỹ và Myanmar. 

Báo cáo hàng năm mới nhất của Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ, cho thấy, Trung Quốc đã sản xuất 140.000 tấn oxit đất hiếm trong năm 2020, chiếm gần 60% tổng số lượng toàn cầu.  

Ở chiều hướng khác, Trung Quốc là một trong những nước nhập khẩu quặng và tinh quặng đất hiếm lớn nhất thế giới. Đặc biệt, với các nguyên tố đất hiếm nặng như terbium hay dysprosium, Trung Quốc phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu từ Myanmar. 

Cuộc đảo chính quân sự hôm 1/2 nhắc nhở những người liên quan đến đất hiếm ở Trung Quốc về "sự cố Myanmar" hồi tháng 11/2018, khi chính quyền Myanmar đưa ra lệnh cấm xuất khẩu đất hiếm cho Trung Quốc. 

Nhiều người khi đó cho rằng, lệnh cấm được châm ngòi bởi chiến dịch trấn áp hoạt động khai thác mỏ trái phép ở Trung Quốc, trong bối cảnh nhiều người vượt biên giới Trung Quốc - Myanmar để khai thác khoáng sản kể từ năm 2016. Việc khai thác tài nguyên ồ ạt khiến Myanmar lo ngại về vấn đề môi trường và các vấn đề về quyền khai thác trên lãnh thổ quốc gia này. 

Lệnh cấm năm 2018 của Myanmar sau đó được gỡ bỏ nhưng thi thoảng việc ngừng xuất khẩu đất hiếm sang Trung Quốc vẫn tái diễn. 

"Bất ổn chính trị ở Myanmar có thể dẫn đến sự không chắc chắn về nguồn cung cấp đất hiếm", Ma Jinlong, nhà phân tích tại công ty môi giới chứng khoán Zheshang Securities (Trung Quốc), nhận định. 

Cho đến nay, chưa ghi nhận sự gián đoạn sản xuất lớn nào giữa Myanmar và các nhà nhập khẩu Trung Quốc. Tuy nhiên, Ryan Castilloux, giám đốc điều hành công ty Adamas Intelligence (Canada), chia sẻ với Nikkei Asia: "Myanmar đã trở thành nhà cung cấp tinh quặng đất hiếm quan trọng của Trung Quốc những năm gần đây. Viễn cảnh nguồn cung từ Myanmar bị gián đoạn có thể đẩy giá của một số nguyên tố đất hiếm nhất định tăng cao".  

Theo Nikkei Asia, sự phụ thuộc ngày càng nhiều vào các nguồn cung đất hiếm ở nước ngoài như Mỹ và Myanmar dường như là điều đáng báo động với Trung Quốc. Căng thẳng với Washington và tình hình bất ổn hiện nay ở Myanmar càng làm rõ nguy cơ của sự phụ thuộc này, theo Castilloux. 

Nguồn: [Link nguồn]

Hình ảnh Myanmar trong ”ngày đẫm máu” nhất kể từ khi có đảo chính

Những người biểu tình Myanmar tiếp tục tràn xuống đường phố hôm 4/3 để phản đối cuộc đảo chính của quân đội sau...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyễn Thái - Tổng hợp ([Tên nguồn])
Đảo chính quân sự ở Myanmar Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN