Đảo chính ở Myanmar: Vì sao quân đội giấu kín tình trạng của bà Suu Kyi?

Không đưa ra bất cứ lý do nào, quân đội Myanmar vẫn tiếp tục giam giữ nữ lãnh đạo Aung San Suu Kyi. Thông tin chính thức về nơi ở và tình trạng của bà Suu Kyi bị quân đội Myanmar giấu kín.

Thông tin về bà Aung San Suu Kyi bị quân đội giấu kín sau vụ đảo chính (ảnh: Aljazeera)

Thông tin về bà Aung San Suu Kyi bị quân đội giấu kín sau vụ đảo chính (ảnh: Aljazeera)

Hôm 2.2, Kyi Toe – quan chức thuộc đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ Myanmar (NLD) – cho hay, sức khỏe của bà Suu Kyi vẫn ổn và nữ lãnh đạo đang bị giam lỏng tại nhà riêng ở thủ đô Naypyitaw.

“Quân đội không có kế hoạch đưa bà Suu Kyi đến nơi khác. Bà ấy vẫn khỏe mạnh”, ông Kyi Toe nói.

Ông Kyi Toe cho biết thêm rằng, một số nghị sĩ Quốc hội thuộc NLD đã được quân đội trả tự do sau vụ đảo chính hôm 1.2.

“Các nguồn tin đến nay cho thấy bà Suu Kyi không gặp nguy hiểm”, Khin Zaw Win – chuyên gia phân tích chính trị tại Yangon, Myanmar – nói.

Theo các chuyên gia, tung tích và tình trạng sức khỏe của nữ lãnh đạo Myanmar được quân đội giữ tuyệt mật. Trước khi bị bắt giữ, đã có nhiều tin đồn rằng sức khỏe của bà Suu Kyi, 75 tuổi, có vấn đề.

“Quân đội Myanmar muốn giấu kín thông tin về bà Suu Kyi với công chúng. Bà ấy bị giam lỏng ở một nơi biệt lập tại Naypyitaw, xa trung tâm thành phố và khu dân cư. Quân đội Myanmar đã có tính toán cẩn thận. Nếu thông tin về nơi ở hoặc sức khỏe của bà Suu Kyi lọt ra ngoài, người dân có thể phản đối quân đội quyết liệt”, Herve Lemahieu, chuyên gia tại Viện nghiên cứu Lowy, nhận xét.

Tuy nhiên, trong khi thông tin về bà Suu Kyi vẫn còn mờ mịt, người dân Myanmar đã xuống đường biểu tình, phản đối vụ đảo chính của quân đội.

Hôm 2.2, tiếng gõ nồi và còi xe vang khắp Yangon – thành phố lớn nhất của Myanmar – nhằm phản đối quân đội nước này nắm quyền kiểm soát đất nước.

Nhân viên y tế cầm hình vẽ biểu tượng chống lại đảo chính quân sự ở Myanmar (ảnh: Aljazeera)

Nhân viên y tế cầm hình vẽ biểu tượng chống lại đảo chính quân sự ở Myanmar (ảnh: Aljazeera)

Trước đó, NLD đã đăng tải một bản thông cáo nhân danh bà Suu Kyi, kêu gọi người dân Myanmar phản đối vụ đảo chính của quân đội, trả tự do cho nữ lãnh đạo và các nghị sĩ Quốc hội.

Trong cuộc biểu tình lớn nhất từ sau vụ đảo chính, người dân Yangon hô vang “cái ác hãy biến đi” và gõ mạnh vào những chiếc nồi kim loại. Đây là phong tục truyền thống ở Myanmar nhằm xua đuổi tà ma hoặc các linh hồn xấu.

Các bác sĩ và nhân viên y tế tại 70 bệnh viện ở 30 thành phố trên khắp Myanmar cũng đình công để phản đối vụ đảo chính của quân đội.

Thống tướng Min Aung Hlaing – người nắm quyền tối cao tại Myanmar – cho rằng, vụ đảo chính là “không thể tránh khỏi”.

Trong khi nhiều người Myanmar tham gia biểu tình đòi trả tự do cho bà Suu Kyi, một số người tỏ ra lo ngại quân đội và “rỉ tai” nhau đừng nên mặc đồ màu xanh, đỏ ra đường. Xanh và đỏ là màu sắc biểu tượng của đảng NLD.

Nguồn: [Link nguồn]

Myanmar: 6 nhân vật nắm quyền cao nhất sau vụ chính biến

Hôm 2.2, quân đội Myanmar được cho là đã thả hàng loạt quan chức cao cấp sau vụ chính biến. Tuy nhiên, hơn 400 nghị sĩ Quốc...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Vương Nam – Aljazeera, SCMP ([Tên nguồn])
Đảo chính quân sự ở Myanmar Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN