Đằng sau tuyên bố khác thường của Kim Jong-un về hạt nhân

Thay vì doạ sẽ hủy diệt Mỹ như nhiều lần trước, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un nói Triều Tiên đang tiến thẳng tiến đến mục tiêu hoàn thành lực lượng hạt nhân mạnh ngang Mỹ.

Đằng sau tuyên bố khác thường của Kim Jong-un về hạt nhân - 1

Kim Jong-un vui mừng khi tên lửa đạn đạo được phóng đi thành công.

Theo Fox News, Kim Jong-un nói trên hãng thông tấn KCNA rằng mục tiêu cuối cùng là thiết lập sự cân bằng lực lượng thực tế với Mỹ và khiến các lãnh đạo Mỹ không còn dám nói về phương án quân sự với Triều Tiên.

Thông tin này xuất hiện sau khi Triều Tiên phóng tên lửa đạn đạo tầm trung bay xa 3.700km qua lãnh thổ Nhật Bản. Khoảng cách này là đủ để Triều Tiên tấn công căn cứ quân sự Mỹ trên đảo Guam.

Phía Mỹ tuyên bố đang làm việc với các đồng minh để tìm ra giải pháp trừng phạt Triều Tiên toàn diện nhất. Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng không loại trừ giải pháp quân sự.

Theo các chuyên gia về Triều Tiên, tuyên bố của nhà lãnh đạo Kim Jong-un khá cứng rắn nhưng cũng mở ra một cách cửa xích lại gần hơn với Mỹ.

“Đây rõ ràng là thông điệp quan trọng”, chuyên gia John DeLury đến từ Đại học Yonsei nói trên Fox News. “Tôi nghĩ ẩn chứa trong câu nói đó là sự cởi mở”.

Điển hình là việc ông Kim nói muốn đạt được sự cân bằng quân sự với Mỹ, bằng vũ khí hạt nhân, thay vì nhấn chìm Mỹ “trong bóng tối và thảm họa”. “Đó là một điểm tích cực”, ông DeLury nói.

Đằng sau tuyên bố khác thường của Kim Jong-un về hạt nhân - 2

Tên lửa đạn đạo Triều Tiên được phóng đi vào sáng sớm ngày 15.9.

Kim Jong-un cũng nói đã tiến gần đến việc hoàn thiện chương trình hạt nhân. “Đó cũng là lúc nhà lãnh đạo Triều Tiên bắt đầu cân nhắc đàm phán”, ông DeLury nhận định.

Theo ông DeLury, đàm phán cũng là cách duy nhất để đưa Mỹ và đồng minh thoát khỏi cuộc khủng hoảng trên bán đảo Triều Tiên.

“Giọng điệu và lời nói rất quan trọng”, ông DeLury nói. “Tuyên bố được đưa ra bởi chính Kim Jong-un, không còn cấp cao hơn nữa ở Triều Tiên”.

 “Chúng ta nên đàm phán”, ông DeLury nói trên Fox News. “Những gì có thể xảy ra là quan chức Mỹ hoặc người được ông Trump lựa chọn ngồi vào bàn đàm phán với quan chức Triều Tiên hoặc người thân tín của ông Kim”.

Ông DeLury nói, cho đến khi đàm phán bắt đầu, những lời chỉ trích qua lại giữa Triều Tiên và Mỹ sẽ vẫn còn tiếp tục.

Theo Fox News, có một vấn đề ông DeLury không đề cập đến là việc các đời Tổng thống Mỹ trong quá khứ đã nhiều lần đàm phán với Triều Tiên nhưng không đem lại tác dụng.

Nhưng nếu lần này Mỹ nói Triều Tiên được quyền giữ lấy vũ khí hạt nhân, có thể nhà lãnh đạo Kim Jong-un sẽ suy nghĩ khác so với thời người cha Kim Jong-il.

Bất ngờ: Kim Jong-un đưa kinh tế Triều Tiên phát triển ngoạn mục

Nền kinh tế Triều Tiên đang ngày càng phát triển, nâng cao tiêu chuẩn sống của người dân, khiến mọi nỗ lực cấm vận...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - Fox News ([Tên nguồn])
Kim Jong Un Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN