Thành Cát Tư Hãn gây họa thảm sát 10 vạn người ở kinh đô Trung Hoa như thế nào?

Thành Cát Tư Hãn là người lập ra đế quốc có diện tích lớn nhất lịch sử thế giới. Vó ngựa của Thành Cát Tư Hãn khiến đối phương khiếp đảm trong giai đoạn ông trực tiếp nắm quyền chỉ huy quân đội.

Thành Cát Tư Hãn là người đề ra chiến lược tiêu diệt nhà Kim và nhà Tống, đưa người Mông Cổ thống trị Trung Hoa.

Thành Cát Tư Hãn là người đề ra chiến lược tiêu diệt nhà Kim và nhà Tống, đưa người Mông Cổ thống trị Trung Hoa.

Theo Express, Thành Cát Tư Hãn được cho là người chịu trách nhiệm với hơn 40 triệu người chết, trong suốt thời gian ông trị vì đế quốc Mông Cổ, từ năm 1206 đến năm 1227.

Đại quân của Thành Cát Tư Hãn kéo đến đâu, thảm sát xảy ra ở đó. Kẻ thù bị chặt đầu hoặc dìm chết trong biển máu. Manh mối về thời kỳ đen tối này được hé lộ trong những ghi chép do những người tận mắt chứng kiến kể lại.

Sau khi thống nhất các bộ lạc Mông Cổ, Thành Cát Tư Hãn chinh phục Tây Hạ (nay là Tân Cương). Ông quay sang tuyên chiến với nhà Kim,  kẻ thù lớn nhất của người Mông Cổ.

Ở thời điểm đó, nhà Kim của tộc người Nữ Chân trỗi dậy mạnh mẽ, nắm quyền kiểm soát phía bắc Trung Hoa từ tay nhà Tống, lấy Yên Kinh (nay là Bắc Kinh) làm Trung Đô.

Thành Cát Tư Hãn tuyên chiến với nhà Kim năm 1211, đặt mục tiêu giành lấy nguồn tài nguyên phong phú và đất đai rộng lớn, cũng như chấm dứt mối đe dọa dai dẳng.

Tiến sĩ Timothy Brook, công tác tại Đại học British Columbia, Canada, nói: “Người Mông Cổ dưới thời Thành Cát Tư Hãn là đội quân bách chiến bách thắng. Họ muốn chiếm vùng đất nào thì không một ai có thể ngăn cản được”.

“Nắm quyền kiểm soát Trung Hoa, người Mông Cổ tiếp cận với nguồn tài nguyên vô hạn, đặc biệt là ngũ cốc, lụa, trà. Trung Hoa là phần thưởng lớn nhất mà người Mông Cổ nhắm tới”, ông Brook nói.

Năm 1215, đại quân của Thành Cát Tư Hãn đánh thẳng đến Yên Kinh. Người Mông Cổ sử dụng chính những xe công thành chiếm được của người Hán để dễ bề tấn công.

Trước khi quân Mông Cổ tràn qua cổng thành Yên Kinh, ước tính 60.000 phụ nữ đã tự sát vì sợ trở thành nô lệ.

Richard Machowicz, một cựu đặc nhiệm SEAL của Mỹ, nói: “Hãy tưởng tượng có ai đó đứng trên bức tường cao và nhìn xuống, thấy đại quân Mông Cổ tràn tới”.

Hình tượng Thành Cát Tư Hãn trong bộ phim công chiếu năm 2008.

Hình tượng Thành Cát Tư Hãn trong bộ phim công chiếu năm 2008.

“Khi đó, họ có thể sẽ tự hỏi: “Tại sao tôi lại ở đây? Tôi phải rời đi ngay hoặc là chết”, Machowicz nói.

Đại quân Mông Cổ do Thành Cát Tư Hãn chỉ huy tiến vào Yên Kinh, thảm sát hơn 100.000 người, mặc sức cướp bóc và đốt cháy cả thành phố.

Thành công của người Mông Cổ trên chiến trường là nhờ vào kỹ năng cưỡi ngựa tài ba. Họ được dạy cách ngồi trên lưng ngựa ngay từ bé mà không cần dùng dây cương.

Người Mông cổ được cho là có khả năng kiểm soát chiến mã theo cách không ai sánh bằng. Họ có thể ăn, ngủ và bắn cung ngay trên lưng ngựa.

Machowicz nói: “Đó là phiên bản tác chiến Blitzkrieg (học thuyết chiến tranh gây sốc và bất ngờ) đầu tiên. Người Mông Cổ hành quân thần tốc, gây thiệt hại lớn rồi biến mất trước khi kẻ thù biết chuyện gì đã xảy ra”.

Một chương trình truyền hình công chiếu năm 2012 trên Amazon Prime, từng trích dẫn tài liệu lịch sử, trong đó một nhân chứng kể lại những gì xảy ra ở Yên Kinh năm 1215.

“Mặt đất tràn ngập mùi của người chết. Xác người bị chặt đầu chất thành đống. Hộp sọ người chất cao như những tòa tháp”, tài liệu chép.

Trước khi qua đời năm 1227, Thành Cát Tư Hãn đã truyền lại cho các con trai sách lược để diệt hoàn toàn nhà Kim và Nam Tống. Ông chủ trương liên kết với Nam Tống để đánh Kim, và sau này thừa cơ diệt nốt Nam Tống.

Chỉ hơn 2 thập kỷ chinh chiến, Thành Cát Tư Hãn đã giúp đế quốc Mông Cổ kiểm soát vùng đất còn lớn hơn đế chế La Mã kiểm soát trong 400 năm.

Mãi đến năm 1271, cháu nội của Thành Cát Tư Hãn là Hốt Tất Liệt mới chính thức thống nhất Trung Hoa, trở thành hoàng đế đầu tiên không phải là người Hán. Hốt Tất Liệt truy phong Thành Cát Tư Hãn là Nguyên Thái Tổ, tức là người sáng lập nhà Nguyên.

Nguồn: [Link nguồn]

2 lần cử sứ giả đến đều bị giết, Thành Cát Tư Hãn nổi giận xóa sổ cả đế quốc

Tiếng tăm của Thành Cát Tư Hãn lẽ ra phải là điều khiến người đứng đầu đế chế Khwarazmia phải dè chừng. Tuy nhiên,...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Đăng Nguyễn - Express ([Tên nguồn])
Bí ẩn lịch sử thế giới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN