Cuộc sống tối giản đáng kinh ngạc của người Nhật

Sự kiện: Tin tức Nhật Bản

Bán hết đồ đạc và chỉ có 3 cái áo, 4 cái quần, anh Fumio Sasaki là một trong hàng nghìn người Nhật theo chủ nghĩa tối giản.

Cuộc sống tối giản đáng kinh ngạc của người Nhật - 1

Vật dụng trong phòng tắm của Fumio Sasaki (Ảnh: Reuters)

Căn hộ chỉ có một phòng ở Tokyo của anh Fumio Sasaki trông giống như một phòng thẩm vấn tội phạm. Lý do là vì nó quá đơn giản. Anh chỉ có 3 cái áo, 4 cái quần, 4 đôi tất và rất ít đồ dùng khác.

Tiền giờ đây không còn là vấn đề đối với anh. Fumio là một biên tập viên 36 tuổi, đã lựa chọn lối sống tối giản, trở thành một “lực lượng” ngày càng đông của người Nhật theo xu hướng “càng ít càng tốt”.

Nhiều người Nhật đang đi theo chủ nghĩa tối giản, nghĩa là giảm tối thiểu số lượng tài sản, chỉ sở hữu những thứ thực sự cần thiết.

Cuộc sống tối giản đáng kinh ngạc của người Nhật - 2

Chiếc khay đặt trên bàn ở phòng khách của Katsuya Toyoda (Ảnh: Reuters)

Fumio Sasaki đã từng là một nhà sưu tập sách, đĩa CD và DVD. Anh cảm thấy mệt mỏi khi cứ đuổi theo các xu hướng mới.

Một năm sau, anh đã bán hết đồ đạc của mình hoặc đem cho bạn bè. "Không mất thời gian dọn dẹp hay mua sắm nghĩa là tôi có nhiều thời gian ra ngoài với bạn bè và du lịch hơn. Hiện tôi đã trở nên năng động hơn rất nhiều”, anh cho biết.

Những người khác ủng hộ việc chỉ sỡ hữu những gì họ thực sự thích, một triết lý được áp dụng bởi Mari Kondo, một nhà tư vấn với phương pháp tổ chức "KonMari" nổi tiếng ở Mỹ.

"Có nhiều đồ vật không có nghĩa là tôi trân trọng và thích tất cả những gì tôi sở hữu", Katsuya Toyoda, một biên tập viên khác cho biết. Kaysua chỉ có duy nhất một cái bàn và một tấm đệm trong căn hộ rộng 22 m vuông của mình.

Cuộc sống tối giản đáng kinh ngạc của người Nhật - 3

Phòng tắm tối giản "hết cỡ" của Fumio (Ảnh: Reuters)

Cuộc sống tối giản đáng kinh ngạc của người Nhật - 4

Vật dụng cũng rất ít và được bày biện ngăn nắp (Ảnh: Reuters)

Cảm hứng của chủ nghĩa tối giản ở Nhật Bản xuất phát từ Mỹ, nơi có những tín đồ tối giản đầu tiên, bao gồm ông trùm Apple Steve Jobs.

Các định nghĩa về chủ nghĩa tối giản là rất khác nhau. Vì mục tiêu không chỉ là giảm thiểu đồ đạc mà còn là xác định ý nghĩa của đồ vật mình sỡ hữu, hoặc để đạt được những thứ khác. Như trường hợp của Sasaki là để có nhiều thời gian đi du lịch hơn.

Sasaki tin rằng có hàng ngàn người Nhật trẻ theo chủ nghĩa tối giản, và có hàng nghìn người khác đang quan tâm đến lối sống này.

Cuộc sống tối giản đáng kinh ngạc của người Nhật - 5

Fumio Sasaki lau căn hộ theo chủ nghĩa tối giản của mình (Ảnh: Reuters)

Cuộc sống tối giản đáng kinh ngạc của người Nhật - 6

Naoki Numahata, 41 tuổi, một nhà văn tự do trong căn hộ tối giản (Ảnh: Reuters)

"Ở phương tây, một không gian chỉ trở nên hoàn thiện khi nó được trang bị bởi vật dụng”, Naoki Numahata, 41 tuổi, một nhà văn tự do nói. "Nhưng với chủ nghĩa tối giản, trí tưởng tượng của con người mới là thứ hoàn thiện không gian."

Những người theo chủ nghĩa tối giản cũng cho rằng việc sở hữu ít đồ đạc rất thực tế và có ích ở Nhật, nơi thường xuyên bị rung chuyển bởi động đất.

Năm 2011, một trận động đất 9 độ richter và sóng thần đã khiến gần 20.000 người thiệt mạng và nhiều tài sản hư hỏng. "30-50% các thương tích xảy ra trong trận động đất là do vật thể rơi", anh nói và chỉ xung quanh căn hộ trống rỗng của mình.

"Nhưng trong căn phòng này, bạn không phải lo về điều đó".

Cuộc sống tối giản đáng kinh ngạc của người Nhật - 7

Đồ dùng của Naoki (Ảnh: Reuters)

Cuộc sống tối giản đáng kinh ngạc của người Nhật - 8

Đệm và chăn được cất gọn trong tủ (Ảnh: Reuters)

Cuộc sống tối giản đáng kinh ngạc của người Nhật - 9

Những người sống tối giản chỉ mua những thứ họ thực sự cần (Ảnh: Reuters)

Cuộc sống tối giản đáng kinh ngạc của người Nhật - 10

Bàn bếp trong nhà của Naoki (Ảnh: Reuters)

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Trà My - The Guardian ([Tên nguồn])
Tin tức Nhật Bản Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN