Covid-19: Phi công Anh kể về hành trình vượt qua cái chết ở Việt Nam

Phi công người Anh đã trải qua 10 tuần sử dụng máy thở kết hợp máy tim phổi nhân tạo để điều trị Covid-19 tại bệnh viện ở Việt Nam. Ông khuyên người dân Anh không nên thờ ơ với hiểm họa từ đại dịch.

Ông Cameron hiện đang dần hồi phục ở bệnh viện Wishaw, Scotland. Ảnh: BBC.

Ông Cameron hiện đang dần hồi phục ở bệnh viện Wishaw, Scotland. Ảnh: BBC.

Stephen Cameron, 42 tuổi, đến từ Motherwell, nói mình là “minh chứng sống cho thấy những vì virus SARS-CoV-2 có thể gây ra”, sau khi phải thở máy suốt 68 ngày, phải sử dụng máy tim phổi nhân tạo, theo Guardian.

Trả lời phỏng vấn với BBC tại bệnh viện Đại học Wishaw ở Lanarkshire, Scotland, phi công người Anh nói mọi người cần phải tuân thủ quy định cách ly xã hội và giữ vệ sinh theo lời khuyên của chính phủ.

Sức khỏe ông Cameron có chuyển biến tốt, đang dần hồi phục hoàn toàn.

“Mọi người có thể cảm thấy khó chịu với việc phải đeo găng tay, khẩu trang hay giữ khoảng cách 2 mét, nhưng các bạn biết đấy, tôi đã bị nhiễm loại virus này và tôi đã trải qua 10 tuần chăm sóc đặc biệt”, ông Cameron nói trên BBC.

“Đó không phải chuyện đùa. Đây là vấn đề rất nghiêm trọng. Tôi nghĩ mọi người không thể thờ ơ với đại dịch này cho đến khi chúng ta tiêu diệt hoàn toàn virus”, ông nói.

Cameron bị nhiễm Covid-19 tại một quán bar chuyên phục vụ người nước ngoài ở Việt Nam. Được gọi là Bệnh nhân số 91, ông Cameron gây chú ý không chỉ ở Việt Nam, mà còn trên thế giới vì đã sống sót một cách thần kỳ.

Chỉ 10 người cần đến sự chăm sóc đặc biệt ở Việt Nam – quốc gia có 431 ca nhiễm Covid-19 và không có ca tử vong. Ở Việt Nam, phi công người Anh được hưởng sự chăm sóc tốt nhất, được các chuyên gia và bác sĩ hàng đầu chữa trị, theo Guardian.

Đã có thời điểm chức năng phổi của phi công Anh giảm xuống còn 10%. Ông may mắn không cần đến phẫu thuật ghép phổi và bị giảm 30kg cân nặng khi ở trong tình trạng hôn mê.

Đến nay, ông Cameron đang cố gắng tập đi lại. “Tôi có những cục máu đông, bị suy thận, suy đa tạng. Lá phổi của tôi có lúc chỉ còn 10% thể tích. Tôi được biết mình là bệnh nhân Covid-19 nặng nhất ở châu Á”, ông Cameron nói. “Đa số mọi người ở Việt Nam biết đến tôi với tên gọi Bệnh nhân số 91”.

“Thật sự khá choáng ngợp khi nghĩ về khoảng thời gian đó”, phi công Anh nói, khi nhớ lại khoảnh khắc rời bệnh viện ở thành phố Hồ Chí Minh để lên máy bay về nước.

Bác sĩ Manish Patel, người chăm sóc cho ông Cameron ở bệnh viện Wishaw, nói trường hợp của phi công Anh là ngoại lệ, giống như chạy liên tiếp nhiều vòng marathon.

“Mọi người thường nói rằng vào phòng chăm sóc đặc biệt giống như chạy marathon. Trong trường hợp của Stephen, tôi nghĩ ông ấy đã chạy marathon nhiều lần”, Patel nói. “Chúng tôi chưa từng gặp người nào được điều trị bằng máy thở suốt một tháng rưỡi mà có thể hồi phục như ông ấy”.

Nguồn: [Link nguồn]

Báo nước ngoài viết về phản ứng của VN sau khi phát hiện ca nhiễm Covid-19 ở Đà Nẵng

Các hãng tin Reuters, Guardian hay Sky News đều đăng tải các bài viết về hành động của Việt Nam sau khi phát hiện các ca nhiễm...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Đăng Nguyễn - BBC, Guardian ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN